BỎ TÚI: PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐỌC TIẾNG ANH THÀNH THẠO TRONG 30 NGÀY
1. Chỉ cần 30 ngày đi theo quy trình này thì bạn có thể hiểu được khoảng 90% nội dung bằng tiếng Anh trên Internet, đọc được 90% số sách được xuất bản bằng tiếng Anh, và hiểu 90% các khóa học Online có phụ đề trên mạng.
2. Mấu chốt nhất là phải liên tục trong 30 ngày. Giống như các bạn đi thiền, tập yoga, hay như nhiều bạn đi Xuân Hòa hay kể 1 tháng đó là lúc họ học được nhiều sách nhất trong cả 4 năm đại học, thói quen đều đặn học mỗi ngày đó là điều tối cần thiết.
3. Một ngày chia làm 3 ca: Sáng 1h, Chiều 1h, Tối 2h. Đừng học một cục 4 tiếng 1 phát, vừa nản & khả năng hấp thụ lại kém.
4. Bạn nên chú trọng vào phần Đọc trước, vì 3 lý do.
Thứ nhất, thử hồi tưởng 6 tháng vừa qua, bạn cần tiếng Anh nhiều nhất vào việc gì? Nếu như đại đa số, thì bạn sẽ rất ít phải nói chuyện với Tây, cũng ít phải viết luận tiếng Anh, còn đọc và nghe có thể phải gặp hàng ngày, mỗi khi cần tra tài liệu hay đơn thuần là lướt Internet.
Thứ 2, khoảng 70-80% của việc thành công các kỹ năng kia (đặc biệt là đọc và nghe) là bạn cần từ mới, rất nhiều từ, và đọc là cách tốt nhất để nhớ từ.
Thứ 3, Đọc cũng là một cách tiện lợi để bạn đỡ lười đọc sách, nạp thêm kiến thức & khả năng tư duy, yếu tố rất quan trọng để giỏi 3 kỹ năng còn lại.
5. Vậy nên, để đọc tốt, bạn cần gì?
Số 1 là từ mới. Ngoài các từ cấp độ mần non (High frequency words, tùy người chọn, mình đính bản khoảng 1700 từ trên Web), thì bạn cần biết thêm Top 1,000 từ khó (đính Link ở cuối, trong Web), hay xuất hiện nhất ở các cấp độ trung bình và nâng cao.
Số 2 là tư duy & phân tích từ. Học từng từ một, sẽ không bao giờ đủ, vậy nên học 1 từ bạn cần phải biết thêm được 10 đến 30 từ khác. Vậy nên danh sách 1,000 từ kia, mặc dù là học 1,000, nhưng nếu biết cách thì bạn học được 10,000 từ hoặc hơn thế rất nhiều.
Để tư duy về từ, thì cần học 3 thứ:
Học gốc rễ (giống như học Hán Việt vô là không thì, gốc "Man" là tay, thì tất cả từ sau đều liên quan đến tay: menu, manuscript, emancipate, manacle, manufacture...).
Học họ hàng gần & xa (họ hàng gần là các dạng của từ như interest, interested, disinterested uninterested, interesting, interestingly & họ hàng xa là các từ đồng & gần nghĩa fascinated, curious, intrigued, be into).
Học cách phân tích từ: Nhớ khoảng 20 tiền tố và hậu tố cơ bản và nhạy một chút thì sẽ tập phân tích từ như: unnamable thì Un+Name+Able; Embellish thì em+bell+ish, embodiment thì em+body+ment
Học cách phân tích từ: Nhớ khoảng 20 tiền tố và hậu tố cơ bản và nhạy một chút thì sẽ tập phân tích từ như: unnamable thì Un+Name+Able; Embellish thì em+bell+ish, embodiment thì em+body+ment
Số 3 là học ngữ pháp: Nếu rất rảnh thì hãy đọc English Grammar In Use, không thì đừng bận tâm đến nó ban đầu. Chỉ cần học mấy thì cơ bản, cách chia động từ, các giới từ... (kiến thức vỡ lòng để tốt nghiệp cấp 3) và đặc biệt là mệnh đề quan hệ (và cách lược bỏ nó) là đủ. Tốt nhất hãy dùng phương pháp Chunking, tách câu để hiểu ngữ pháp.
Số 4 là tài liệu đọc. Đây là cái vô cùng quan trọng, vì các bạn hay lấy các bài đọc IELTS hoặc BBC ra đọc. Các bài đọc để thi IELTS thường viết khá kỳ cục, chủ đề trên giời, và viết không phải để đọc (lấy hứng thú) mà để kiểm tra, giống như bạn học tích phân cấp 3 nhưng ra đời chẳng mấy khi dùng vậy.
Các bài đọc kiểu BBC thì là dạng tin, và trừ khi bạn chú tâm đến việc ngồi đếm lá đa, hay có bao nhiêu vụ tai nạn ở Hà Nội hôm nay, thì hãy đọc. Vì tin tức, hay tóm gọn là Facts mà không có dẫn dắt, diễn giải, khai phá tư duy thì nó rất khô và nhàm, giống như nhai lương khô vậy.
Vậy nên hãy chọn cái gì có hứng thú với bạn, kể cả tiểu thuyết, truyện tranh cũng được. Nhưng đừng (chỉ) chọn phim để học, vì phần lớn là bạn ngồi xem phim, chứ ít khi học.
Vậy nên hãy chọn cái gì có hứng thú với bạn, kể cả tiểu thuyết, truyện tranh cũng được. Nhưng đừng (chỉ) chọn phim để học, vì phần lớn là bạn ngồi xem phim, chứ ít khi học.
Chú ý là hãy đọc cái gì vừa tầm, đừng dễ quá khiến bạn chán, và đừng khó quá khiến bạn bỏ cuộc. Đừng đọc New Yorker nếu bạn chỉ mới 2/10 và đừng đọc CNN nếu bạn đã 6/10.
Số 5 là đọc đa dạng. Đây là một lỗi lớn nữa khi chúng ta thường chỉ đọc 1 chủ đề trong vùng an toàn của mình. Nếu bạn muốn thành thạo thực sự, đừng chỉ đọc 1 chủ đề. Bạn phải gặp nó ở rất nhiều bối cảnh khác nhau, giống như muốn hiểu một con người bạn phải quan sát họ ở nhiều góc độ ngoài tư cách là người bạn yêu bạn, như khi họ làm chị, làm nhân viên, làm bạn thân...
Vậy nên, một "khẩu phần ăn" lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho việc luyện đọc của bạn cần cả: văn, sử, triết, marketing, xã hội, kinh tế, đời sống, phim ảnh...
Số 6 là đọc trong văn cảnh. "QHC SGTW TO" sẽ rất khó nhớ, nhưng chỉ đổi lại vị trí dấu cách thành "QH CSGT WTO" thì bạn sẽ dễ nhớ hơn nhiều. Con người là loài động vật cần ý nghĩa, vậy nên học từ theo hướng Flashcard, Memrise cũng tốt, nhưng nó bị trơ trọi và không hiểu từ đó để làm gì.
Giống như bạn học không học chơi mèo nổ (hay bất cứ loại trò chơi nào khác) bằng cách phân tích từng quân bài (Mèo ngu để làm gì, Gỡ bom để làm gì), bạn học chơi bằng cách chơi, và vì vậy bạn học từ bằng cách đọc.
6. Giống như bác sĩ muốn bệnh nhân uống thuốc đầy đủ bằng cách chia thành 10 gói nhỏ, mỗi bữa 1 gói, bạn phải chia khẩu phần đọc của mình thành 3 bữa, kéo dài trong 30 ngày (hãy lưu bài qua Instapaper). Chú ý là độ khó, độ dài, độ phức tạp nên tăng dần, và từ mới có các bài nên gối nhau, để đọc bài 2 thì đã có 30% từ mới ở bài 1.
Cái này là khó nhất với các bạn mới học, nên nhờ ai đó giúp, vì cần chuyên môn 1 chút, nếu không thì có thể nhờ mình. Ngoài ra, rất nên có người kèm trong khoảng 10 ngày đầu, vì dù Google giỏi đến mấy, thì chắc chắc sẽ có chỗ bạn tra loạn lên mà vẫn không hiểu.
Thường cứ không hiểu thì lại đọc lướt, và cứ thể đọc lúc nào cũng như mắc sạn và mãi không tăng trình lên đường.
TỔNG KẾT LẠI:
– Đọc 30 ngày liên tục, mỗi ngày nên ít nhất 2-4 tiếng, chia làm 3-4 bữa.
– Chọn khẩu phần cho 3 bữa, các bài đọc nên khiến bạn bị "Woa, òa, hay quá, mắc cười..." và có sự gối nhau về mặt từ vựng & lẫn ý tưởng.
– Quy trình: In bài ra, gặp từ mới thì tra từ, viết nghĩa lên trên đầu từ đó, và viết từ đó ra giấy, thêm vào App từ vựng như Memrise/Vocab, cố gắng hiểu cặn kẽ mọi thứ đến 99%.
– Chọn khẩu phần cho 3 bữa, các bài đọc nên khiến bạn bị "Woa, òa, hay quá, mắc cười..." và có sự gối nhau về mặt từ vựng & lẫn ý tưởng.
– Quy trình: In bài ra, gặp từ mới thì tra từ, viết nghĩa lên trên đầu từ đó, và viết từ đó ra giấy, thêm vào App từ vựng như Memrise/Vocab, cố gắng hiểu cặn kẽ mọi thứ đến 99%.
Rất quan trọng: Trước khi đọc bài 2, phải đọc lại một lượt bài 1, cố nhớ lại từ (càng cố, càng đau não, thì bạn sẽ càng nhớ nó lâu, mặc dù mình biết cảm giác này rất khó ở). Sau đó đến ca cuối ngày, cố gắng đọc lại cả 3 bài đọc hãy đi ngủ.
Tất nhiên là công thức này cũng khó và đòi tính kiên trì rất cao (vậy nên bản chất của học tiếng Anh không giống như học Toán, đòi hỏi thông minh mà giống như tập thể dục, hay tập Gym), nhưng sau 2 tuần, mọi thứ sẽ dễ ổn dần.
Tuy nhiên, thế này còn tốt hơn là ròng rã vài năm cứ vật lộn mãi không giải quyết cho xong. Vậy nên 30 ngày kiên trì chút, nhưng hái quả ngọt thì cũng đáng.
[Cứ làm thế này trong 6 tháng, bạn thi IELTS và TOEIC, riêng phần đọc & nghe đạt max là chuyện bình thường, nhưng đừng học chỉ để đi thi, tiếng Anh có tác dụng nhiều thứ hơn ngoài điểm cao mà.
#quantriexcel
#kynangmoi
#quantriexcel #kynangmoi#kynangmoi
#tailieuso #quantriexcel
📤LINK NHANH ĐẾN CÁC KỸ NĂNG FREE TỔNG HỢP: https://www.kynangmoi.info/p/so-o-trang-web-ky-nang-moi.html?m=1
No comments:
Post a Comment