30 NĂM CUỐI ĐỜI CỦA BẠN CÓ AN YÊN, TỰ TẠI HAY KHÔNG, CHỈ CẦN XEM BẢN THÂN CÓ 4 THÓI QUEN NÀY HAY KHÔNG SẼ CÓ CÂU TRẢ LỜI
Steve Jobs từng nói: "30 năm đầu đời là thời gian mà một người hình thành thói quen. Và 30 năm cuối đời sẽ được quyết định bởi thói quen đã được hình thành ấy".
Thói quen quyết định tính cách của mỗi người, tính cách lại quyết định số phận của họ. Những thói quen tốt có thể tạo nên một con người; những thói quen xấu cũng có thể hủy hoại một con người.
1. Học được cách khoan dung
Người ta thường nói: "Khoan dung với người khác cũng là khoan dung với bản thân." Khi một người học được cách nhìn nhận mọi thứ một cách bình tĩnh thì khi đó tâm lý, cảm xúc sẽ không bị dao động, ảnh hưởng nhiều.
Có một câu chuyện rất nổi tiếng trong tâm lý học như sau: Có một chủ cửa hàng hoa quả tính khí rất hẹp hòi nhỏ nhen, lại hay nổi nóng. Một ngày nọ, ông chủ cửa hàng mắng người làm thuê một trận chỉ vì một chuyện rất nhỏ. Sau khi người làm thuê tức giận về nhà, anh ta đã cãi nhau với vợ một trận.
Người vợ cảm thấy rất uất ức, liền quay sang mắng đứa con nhỏ đang chơi bên cạnh. Đứa trẻ vô duyên vô cơ bị mắng liền đá con mèo bên cạnh mình một cái.
Chú mèo bị bất ngờ nên đã hoảng sợ lao ra đường, lúc này một chiếc ô tô đang chạy tới đã tông vào chủ cửa hàng hoa quả đang ở bên ngoài bởi vì tránh chú mèo.
Tưởng như chỉ là tâm trạng không tốt của một mình ông chủ nhưng sau khi trút hết ra ngoài, ông ta đã gây ra một tại nạn tình cờ, tạo thành một vòng luẩn quẩn, cuối cùng lại trở về với chính ông ta. Nếu khi đó ông chủ cửa hàng hiểu được "khoan dung với người khác cũng là khoan dung với bản thân" thì ngay từ đầu đã không rước đến tai họa.
Khoan dung là một trạng thái tâm lý nhưng cũng có thể xem là một thói quen. Với những người hay so đo tính toán thì chỉ cần có một chút không vừa ý là có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, trong khi những người có tấm lòng cởi mở lại cảm thấy rằng mọi chuyện đều có thể bỏ qua được.
Trên thực tế, lòng bao dung của con người thực sự có thể đem lại những kết quả tốt đẹp nằm ngoài dự đoán của tất cả chúng ta.
Đã từng có rất nhiều câu chuyện nói về sức mạnh và sự kỳ diệu của điều này. Bao dung có thể vượt qua mọi thứ, bởi nó bao hàm tâm hồn con người và cần đến một trái tim vô cùng rộng lượng.
Con người khi không có lòng bao dung, nó sẽ khiến cho một con người vĩ đại trở thành một kẻ dưới cả mức tầm thường.
Bao dung có thể khiến cho tình hữu nghị trở nên gần gũi và thân thiết hơn. Bao dung có thể khiến tình thân trở nên sâu đậm hơn. Bao dung có thể khiến xã hội trở nên tử tế và đẹp đẽ hơn. Có lòng khoan dung, bạn sẽ có một sức hấp dẫn không giới hạn đối với những người xung quanh. Cuộc đời bạn hoàn toàn có thể nhờ đó mà thay đổi theo hướng tích cực.
2. Quý trọng sức khỏe
Đời người mấy chục năm cứ luôn vội vã, cả đời cứ luôn theo đuổi cái gọi là lí tưởng, là danh lợi, tiền tài mà quên rằng sức khỏe của bản thân mới là thứ tài sản quý giá nhất.
Xung quanh chúng ta luôn có những ví dụ điển hình như vậy: Vì công việc mà quên ăn quên uống, cuối cùng tiền kiếm được cũng chẳng được bao nhiêu mà lại rước về bao nhiêu là bệnh tật mệt mỏi.
Có câu nói như thế này: "Món quà do vận mệnh ban tặng đã sớm được đánh dấu giá trị một cách bí mật." Sử dụng một cách quá mức mà không biết quý trọng thì sẽ bị trừng phạt. Chỉ khi biết quý trọng sức khỏe, bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống sau này của mình.
3. Đặt điểm dừng cho những tổn thất
Từ nhỏ đến lớn, chúng ta luôn được dạy rằng có kiên trì ắt sẽ thắng lợi. Nhưng có những lúc, đưa ra lựa chọn chuẩn xác còn quan trọng hơn việc cứ kiên trì một cách mù quáng.
Lâm Ngữ Đường từng nói: "Thà từ bỏ một cách khôn ngoan còn hơn cứ bám víu một cách mù quáng".
Hầu hết mọi người đều sợ mất mát, sợ bao công sức mà họ đã nỗ lực bỏ ra trở thành công cốc nên muốn cố đến cùng, nhưng đến cuối cùng, kết quả chờ đón họ lại là sự mất mát không thể cứu vãn.
Do đó, trong cuộc sống nếu không biết cách ngăn chặn tổn thất kịp thời thì sẽ giống như đánh bạc, thua mất một con xe thì lúc nào cũng cảm giác sẽ thắng được một ngôi nhà. Nhưng đến khi tỉnh táo mới chợt nhận ra bản thân đã sớm tán gia bại sản rồi.
Yacos có câu: "90% tất cả những điều bất hạnh trong cuộc sống đều là do tư tưởng không cam tâm đem lại."
Cuộc sống làm gì cũng phải học cách dừng lại đúng lúc, có niềm tin để kiên trì đến cùng thì cũng rất quan trọng, nhưng dám "tráng sĩ đoạn oản"(*) thì càng đáng quý hơn.
(*)Tráng sĩ chặt tay là một câu chuyện nói về một tráng sĩ bị rắn độc cắn vào cổ tay, anh ta liền liền dứt khoát chặt cả bàn tay tránh chất độc lan toàn thân. Câu nói này dùng để hình dung cách làm việc quyết đoán, không chần chừ trước tổn thất có nguy cơ tăng cao.
4. Trân trọng những mối nhân duyên
Trên thế giới này không ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với bạn cả, ngay cả với bố mẹ, chúng ta cũng nên học được cách biết ơn họ, vậy nên với những người khác ngoài bố mẹ thì càng nên trân trọng. Bởi vì khi người khác đối xử tốt với bạn, đó không phải là đạo lí hiển nhiên mà là vì họ trân trọng mối nhân duyên này nên mới tình nguyện bao dung nhẫn nại.
Mối quan hệ giữa con người với nhau là như vậy, khi một trái tim bị tổn thương nhiều lần sẽ trở nên tê liệt.
Một người khi sự thất vọng của họ tích tụ trong một thời gian dài thì sẽ dần buông tay. Nếu hai người có thể trân trọng nhau thì sẽ ngày càng thân thiết hơn. Nếu một trong hai được đằng chân lân đằng đầu thì mối quan hệ sẽ đi vào ngõ cụt.
Bạn nên trân trọng người đưa cho bạn một chiếc ô trong những ngày mưa hay người sẵn sàng giúp bạn một tay khi bạn gặp chuyện. Bạn đừng nên để đến khi mất đi mới học được cách quý trọng, bởi vì có những người, một khi mất đi rồi sẽ không thể tìm lại được.
Quen dần rồi sẽ trở nên tự nhiên. Có những người họ sống một cách tự do, bình thản, không phải vì họ giỏi giang ưu tú nê mới có thói quen tốt, mà là bởi vì họ rèn luyện được thói quen tốt nên mới trở nên giỏi giang ưu tú.
Hi vọng mọi người đều có thể rèn luyện được thói quen tốt và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
#quantriexcel
#kynnagmoi
No comments:
Post a Comment