KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ NÃO BỘ: MỘT NGƯỜI KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN TRONG TƯƠNG LAI, SỚM ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH NGAY TỪ KHI CÒN NHỎ
Một người nếu trước 7 tuổi, có những hành vi thói quen tốt hơn, vậy thì sau khi chúng lớn lên, những thói quen này là cái gốc đốc thúc chúng trở nên ưu tú, nhưng còn nếu không có, vậy thì sau này, sẽ trở thành người lười biếng không có kế hoạch.
Có câu nói rằng: Child is father of the man. Có rất nhiều cách dịch khác nhau của câu nói này, nhưng cách dịch phổ biến nhất chính là nói một người đàn ông chính là sản phẩm của hành vi và thói quen của anh ta khi còn trẻ.
Người Trung Quốc cũng có một câu nói rằng: "Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão".
Ý muốn nói, hành vi thói quen của một người trước 3 tuổi sẽ quyết định họ sau khi trưởng thành sẽ trở thành người ra sao, và hành vi thói quen của một người trước 7 tuổi sẽ quyết định tương lai họ sẽ như thế nào.
Sau một thời gian tìm hiểu về tâm lý học và khoa học não bộ, người viết nhận ra rằng thực sự là như vậy.
1. Mỗi một hành vi của người trưởng thành đều có liên quan tới tư duy quán tính của đại não
Theo quan điểm của khoa học não bộ, mọi thứ chúng ta làm đều do bộ não của chúng ta kiểm soát. Ví dụ: nếu chúng ta không muốn đi làm, thực ra đó không phải là những gì chúng ta muốn làm, mà nó được kiểm soát bởi bộ não của chúng ta. Bộ não của chúng ta không muốn đi làm, vì vậy chúng ta cũng sẽ như vậy.
Chẳng hạn có những khi gặp phải một chuyện gì đó, phản ứng đầu tiên của chúng ta là tích cực, hoặc là oán than, đó thực ra là chúng ta đang bị não bộ khống chế.
Còn nhớ lúc trước trong lúc làm việc, có một lần lãnh đạo giao cho một nhiệm vụ, tôi rất không thích nhiệm vụ này, vốn dĩ nhiệm vụ đó không phải do tôi làm mà là do người khác phụ trách, nhưng anh ấy lại nghỉ việc mất rồi nên chuyển sang cho tôi làm, trong khi việc của tôi thì cũng đã đủ nhiều rồi, thêm việc cho tôi nhưng lại không có thêm lương hay thưởng, tôi khá tức giận.
Sau đó được đồng nghiệp khuyên, tôi dần dần hết tức giận. Thực ra cho tới tận bây giờ tôi vẫn chưa thông được là vì sao khi ấy mình lại phản ứng thái quá tới như vậy, vì sao phải tức giận tới như vậy.
Thực ra đây là do đại não làm, đại não của tôi bài trừ việc này, vì vậy nó cự tuyệt.
Vậy mới nói, mỗi một chuyện trong cuộc sống của chúng ta đều có liên quan tới tư duy của đại não.
2. Tư duy quán tính, cũng là tiềm thức
Thực ra, não bộ của chúng ta có một kiểu tư duy mang tính quán tính, nghĩa là chúng ta có thói quen suy nghĩ như nào về một chuyện gì đó.
Những tư duy quán tính như vậy xuất phát từ đâu? Thực ra chính là tiềm thức của chúng ta, cũng chính là tư duy của chúng ta trước năm 7 tuổi, trước 7 tuổi chúng ta nhìn thấy toàn là tiêu cực, phiến diện, lười biếng… vậy thì sau này khi gặp bất cứ chuyện gì, phản ứng đầu tiên của chúng ta cũng sẽ là nhìn vào mặt tiêu cực, phiến diện của chuyện đó…
Tương tự như trong chuyện kiếm tiền, tiềm thức của chúng ta ra sao, quyết định chúng ta kiếm được bao nhiều.
Lấy một ví dụ, một người trước 7 tuổi, thông qua điều kiện kinh tế của gia đình, có một cảm nhận sâu sắc rằng nhà mình nghèo, sau này mình phải kiếm thật nhiều tiền giúp đỡ bố mẹ, một khi có tiềm thức này, vậy thì sau khi lớn lên, họ sẽ nắm bắt mỗi một cơ hội có thể kiếm được ra tiền, từ từ cải thiện hoàn cảnh, có thể sẽ không trở thành ông nọ bà kia, nhưng chắc chắn sẽ khá giả hơn khi còn nhỏ.
Một ví dụ khác, trước 7 tuổi, một đứa trẻ được cha mẹ giáo dục, hiểu được một đạo lý rằng muốn có được gì phải tự mình nỗ lực đi giành lấy, luôn luôn phải cố gắng, một đứa trẻ như vậy, sau này nhất định sẽ rất ưu tú.
Vì vậy nói, tư duy trước năm 7 tuổi rất quan trọng với chúng ta, có thể quyết định cuộc đời một người.
3. Số tiền bạn sở hữu trong tương lai, thực ra sớm đã được định rồi
Đứng từ góc độ khoa học não bộ, mô thức tư duy của một người trước 7 tuổi, quyết định mô thức tư duy của họ sau 7 tuổi, mô thức tư duy lại là thứ quyết định thành công trong tương lai.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không thể thay đổi mô thức tư duy này, theo khoa học não bộ, chúng ta có thể thay đổi, khi một người ở trong một hoàn cảnh khác, môi trường khác, tiếp xúc với những con người khác, tiềm thức của họ sẽ dần dần có sự thay đổi khi đối diện với một sự việc nào đó.
Cũng có nghĩa là, mặc dù trước 7 tuổi mô thức tư duy đã được định hình, nhưng chúng ta vẫn có cơ hội để thay đổi, chỉ cần chúng ta muốn thay đổi, sẵn sàng thay đổi, và kiên trì thay đổi, dần dần chúng ta sẽ thay đổi được.
Thực ra, kiếm tiền, không phải là chuyện mà chúng ta muốn là được, điều quan trọng trước tiên là hãy thay đổi mô thức tư duy của bản thân. Thay đổi thói quen tư duy là cả một quá trình, cần từng bước từng bước rèn luyện, cố gắng. Vì vậy, muốn tương lai của bản thân rực rỡ hơn, muốn thay đổi, hãy hạ quyết tâm, dần dần từng bước đạt tới mong muốn của mình.
#quantriexcel
#kynangmoi
No comments:
Post a Comment