17 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG MÀ NGƯỜI LÀM
LÃNH ĐẠO CẦN PHẢI CÓ
1. Biết lắng nghe
Thể hiện sự tập trung cao độ khi trò chuyện, hạn chế sự phán xét và mở lòng đón nhận quan điểm của người khác .
2. Giao tiếp tốt
Tự tin, lịch sự, đưa ra những khẳng định với những bằng chứng thực tế và cố gắng hạn chế các từ ngữ không chắc chắn như “có lẽ”, “có thể”, “có khả năng” hay “càng sớm càng tốt”.
3. Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
Duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói thể hiện sự tôn trọng và chân thành, giữ một tư thế hợp lý, tránh các cử chỉ gây hiểu lầm hoặc tỏ ra thiếu lịch sự như khoanh tay trước ngực hay liên tục chỉnh sửa trang phục / đồ trang sức, đồng thời đảm bảo nét mặt phù hợp với thông điệp muốn truyền đạt.
4. Truyền tải các tin xấu
Không ai muốn mang đến tin xấu nhưng bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng cần nhớ rằng đó là một phần công việc của họ và quan trọng là làm sao truyền đạt thông tin đó một cách khéo léo.
5. Nói không
Hãy thể hiện sự đồng cảm với người mà bạn đã nói “không” để họ biết rằng bạn hiểu rõ hoàn cảnh, giải thích cho họ lý do thuyết phục về việc từ chối và kết thúc cuộc trao đổi bằng một lời nhắn gửi tích cực.
6. Đàm phán
Hầu hết những nhà đàm phán thành công thường thể hiện sự công bằng và ân cần với những mong đợi của người khác trong khi vẫn thể hiện rõ điều họ muốn.
7. Kết nối với nhân viên và đồng nghiệp
Luôn luôn nhắc đến tên của người đang trao đổi, thể hiện rằng bạn quan tâm tới đời sống cá nhân của nhân viên, đánh giá cao những đóng góp để họ, cho họ thấy là những thành viên quan trọng trong tổ chức.
8. Đưa ra những lời phê bình
Nên phê bình một cách kín đáo, không chỉ tay, không nghiêm trọng hóa vấn đề, không thêm dầu vào lửa, xác định rõ ràng điều bạn muốn thay đổi và yêu cầu những kỹ năng của người đó để họ thấy rằng họ có trách nhiệm phải hoàn thành công việc.
9. Xử lý nhân viên không chấp hành kỷ luật
Giải quyết vấn đề ngay khi có thể, dựa trên những thông tin đã được xác nhận, chỉ ra hành vi không được chấp nhận và lên kế hoạch sửa đổi, theo dõi hàng ngày để đảm bảo sự tiến bộ của nhân viên.
10. Duy trì sự chuyên nghiệp
Thiết lập ranh giới rõ ràng khi làm việc với nhân viên và các thành viên hỗ trợ nhằm tránh tạo ra sự thiên vị dẫn đến những đánh giá không hay.
11. Mở lòng với sự thay đổi
Hãy dành cho nhân viên cơ hội chia sẻ suy nghĩ hay những nghi vấn của họ về tình hình công ty, tập trung vào mặt tích cực sẵn sàng đưa ra câu trả lời cho tất cả câu hỏi.
12. Kiểm soát hành vi chống đối
Kiểm soát các hành vi chống đối một cách khéo léo bằng cách tập trung vào vấn đề, tránh đối đầu; đồng thời, chịu trách nhiệm nếu bạn là một trong những nguyên nhân khiến mâu thuẫn xảy ra và đề nghị sự giúp đỡ của các lãnh đạo cấp cao để tìm ra giải pháp.
13. Xử lý phàn nàn
Đặt câu hỏi với người phàn nàn để biến họ thành một phần của giải pháp. Xem xét việc tạo ra một quy tắc là không bao giờ phàn nàn trừ khi đề xuất được giải pháp khác để giải quyết vấn đề.
14. Rèn luyện nhân cách tốt
Tôn trọng thời gian của người khác, đến sớm trong các cuộc họp, không sử dụng điện thoại trừ khi thật cần thiết, không ngắt lời người khác và đảm bảo bạn luôn nói “làm ơn…” và “cám ơn”.
15. Kiểm soát bản thân trong các cuộc tranh luận
Tìm kiếm một vị trí trung lập, bình tĩnh và duy trì giọng nói ổn định, tránh kích động một ai khác trong cuộc tranh luận và tập trung vào những vấn đề tiếp theo.
16. Ủy quyền
Làm rõ mục tiêu và kết quả mà bạn mong đợi từ người được ủy quyền, chỉ rõ các thử thách mà họ có thể sẽ phải đối mặt, đồng thời hỗ trợ nếu có thể.
17. Tạo động lực
Thường xuyên trao đổi thông tin để các nhân viên không cảm thấy họ bị loại ra khỏi tổ chức, gợi mở các cơ hội thăng tiến và giải thích tầm quan trọng của từng người đối với công ty. Tổ chức tuyên dương các cá nhân có thành tích xuất sắc trong các cuộc họp nhằm tạo điều kiện cho các nhân viên khác học hỏi, chúc mừng lẫn nhau, động viên, khích lệ.
#Truong_doanh_nhan_HBR
#bai_hoc_lanh_dao
Theo: Tri Thức Doanh Nhân
No comments:
Post a Comment