KHI CÒN TRẺ, HÃY NỖ LỰC KIẾM TIỀN, NHƯNG ĐỪNG ĐÁNH ĐỔI TẤT CẢ CHỈ VÌ TIỀN
Mỗi lần đến bệ.nh vi.ện, tôi ngán nhất cảnh mọi người chen chúc nhau lấy số và chờ 3-4 tiếng để lấy kết quả xé.t ngh.iệm. Chính vì vậy tôi chấp nhận chi thêm một chút để kh.ám dịch vụ hoặc kh.ám quốc tế, đổi tiền lại sự thoải mái và thời gian. Từ trải nghiệm này, tiền được đặt ở một vị trí quan trọng hơn trong mối quan tâm của tôi.
Mình làm việc trong lĩnh vực giáo dục và cộng đồng, trong lĩnh vực này đồng tiền được xem là ít quan trọng hơn so với giá trị tinh thần, giá trị tri thức và nhiều giá trị khác. Tuy vậy, quan điểm tôi vẫn luôn là: “bụ.ng tôi có no, mới lo được cho người khác”.
Có tiền, bạn có thể tự do đi siêu thị mua một bữa ăn sạch mà không đắn đo về giá. Có tiền, bạn có thể thuê/mua một căn nhà tiện nghi hơn. Có tiền, bạn có thể lo cho bản thân và người thân được sự thoải mái hơn trong trường hợp bệnh tật như trên.
Vì những lý do này, khi đọc bài viết “TẠI SAO KHI CÒN TRẺ LẠI PHẢI “NỖ LỰC” KIẾM NHIỀU TIỀN ĐẾN VẬY?”, tôi muốn chia sẻ về một số quan điểm của bản thân. Những đoạn trong ngoặc kép là bài viết gốc, những đoạn bên dưới là quan điểm của tôi.
1. Tình yêu có thể không cần tiền, nhưng hôn nhân thì không thể, rất rất cần!
“Năm đó, tôi 23 tuổi, lần đầu tiên tôi đến nhà bạn gái để gặp bố mẹ cô ấy. Hai bác đã nấu một bàn đầy thức ăn. Không khí quá trang trọng và tôi cảm thấy hơi ngại. Uống được ba lượt rư.ợu, bố cô ấy bỗng nhiên đưa ra câu hỏi, đầu tiên là về những chủ đề không liên quan, và rồi câu chuyện thay đổi: “Khi nào cháu sẽ mua nhà?”
Bên cạnh tôi, mẹ của cô ấy cũng làm như vô tình nói rằng con rể tương lai của nhà bác Minh mua nhà chung cư rồi, căn hộ có 3 phòng ngủ nhỏ, nhà bếp và phòng khách rộng rãi. Tôi im lặng, thậm chí tôi không biết phải nói gì, bởi vì tất cả những gì tôi đang nghĩ trong đầu là thẻ lương 8 triệu mỗi tháng. Sau đó, bầu không khí trở nên nhạt nhẽo, tôi ăn vội ăn vàng cho xong, rồi lấy cớ công ty có việc đột xuất và phải quay về trong ngày.
Một tuần sau, tôi hẹn gặp bạn gái và chia tay trong bình yên. Cô ấy khóc như mưa, nhưng tôi vẫn quay lư.ng bỏ đi không tiếc nuối. Không phải là tôi t.àn nh.ẫn, mà tôi bắt đầu hiểu rằng tình yêu có thể không cần đến tiền, nhưng hôn nhân lại khác. Tiền là một trong những nhân tố quyết định sự vững bền của một cuộc hôn nhân”.
=> Xét về tổng quan về chuyện tài chính trong một mối quan hệ, tôi khá đồng ý. Nói thời nay không còn “một túp lều tranh – hai tr.ái ti.m vàng” thì có vẻ hơi c.ực đo.an, nhưng có lẽ tỷ lệ này không còn nhiều. Một mối quan hệ khó mà “lãng mạng” được khi mà nhu cầu cấp thiết đầu tiên vẫn cần lo đến là tiền. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với cách hành động của chàng trai trong câu chuyện sau. Ít ra, hãy cùng nhau trò chuyện cùng người bạn đời của tôi, xem quan điểm của cô ấy như thế nào – có thể có hướng giải quyết cùng nhau hay không? Tự tôi ra quyết định như thế là ích kỷ.
2. Cảm giác ổn định chỉ khi bạn có tiền và gia đình
“Khi tôi bước sang tuổi 26, cuối cùng tôi đã có một số tiền tiết kiệm. Trong ba năm qua, tôi đã thay đổi công việc và đến một thành phố mới. Tôi đã thực sự chăm chỉ làm việc, thức dậy từ rất sớm và làm thêm giờ cho đến khi bình minh. Tiền lương của tôi tăng gấp ba. Đến khi tôi cảm thấy tôi đã đủ kinh tế để mua một ngôi nhà mới, tôi quyết định tìm mua nó.
Nhờ người giới thiệu, tôi đi xem vài ba căn hộ, đẹp và đúng ý tôi. Nhưng khi hỏi giá, tôi ch.ết lặng, gần đây giá nhà đã tăng quá nhanh.Tôi đi bộ về nhà và chờ đợi giá nhà giảm. Nhưng càng đợi giá càng tăng, tôi tự nhủ: “Không thể chờ đợi lâu hơn nữa.” Tôi bấm số gọi về nhà, vay số tiền tiết kiệm ít ỏi của bố mẹ, vay thêm ngân hàng một chút và bằng các mối quan hệ, tôi liên lạc với những người bạn, họ hàng thân thiết vay đủ số tiền còn thiếu. Ba ngày sau, hợp đồng mua nhà được ký kết. Khoảnh khắc ấy thật sự rất tuyệt.”
=> Điều này có lẽ cũng đúng – tôi chỉ bổ sung về việc hãy quyết định mua nhà và lập gia đình khi bạn thực sự sẵn sàng. Đừng vì “cảm giác ổn định” hay “những người xung quanh khuyên” hay “đến tuổi rồi” mà bạn quyết định kết hôn với một người bạn chưa thực sự yêu hết tôi, hay vay chỗ nọ chỗ kia rất nhiều chỉ để có “một căn nhà cho oai”.
3. “Thu nhập ổn định” rất quan trọng
“Chỉ còn 3 tháng nữa là bước sang tuổi 28, tôi chính thức mất việc. Đó là thất nghiệp thụ động, và công ty chỉ bồi thường một chút gọi là có mà thôi. Một lần nữa tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm một công việc mới. Ngay lúc đó, tôi đột nhiên thấy rằng sau 30 tuổi, để tìm được một công việc quả là khó khăn hơn trước. Hoặc mức lương quá thấp hoặc yêu cầu quá cao. Ngoài ra, còn có một lượng lớn sinh viên đại học vừa tốt nghiệp đang chờ đợi phỏng vấn. Sau khi trả hết khoản thế chấp mua nhà, tôi không còn một xu trong túi. May mắn thay, cuối cùng tôi đã tìm được một công việc mới trước 28 tuổi. Mặc dù nơi làm việc hơi xa nơi tôi sống, nhưng ít nhất mọi thứ đều có triển vọng.”
=> Ngoài sự ổn định và tăng dần của tiền lương đi làm công ty, hãy mở rộng sự “ổn định” thông qua các hình thức khác như.
- Tiết kiệm một khoản để chi cho trường hợp bất khả kháng.
- Mua bả.o hi.ểm là một cách tiết kiệm cho sứ.c kh.ỏe.
- Suy nghĩ về việc xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo thu nhập thụ động.
4. Khi còn trẻ, hãy kiếm thật nhiều tiền
Đúng, hãy cố gắng kiếm tiền. Nhưng đừng đánh đổi tất cả vì tiền. Đừng cày ngày cày đêm, bá.n rẻ sứ.c kh.ỏe vì tiền. Đừng bỏ bê những người thân yêu vì tiền. Tiền để làm gì, chẳng phải để cho tôi có sức khỏe và được thời gian bên cạnh những người thân yêu hay sao?
No comments:
Post a Comment