KỸ NĂNG MỚI

Kỹ Năng Mới - Nơi Chia Sẻ Những Kỹ Năng,Khóa Học Miễn Phí,Tài Liệu... Giúp Bạn Phát Triển Kỹ Năng Và Học Free Mọi Thứ Trên Đời. Kynangmoi.Info - Bạn Cần Học Gì - Chúng Tôi Có Free.

Comments

Tìm kiếm Blog này

Sunday, October 4, 2020

100 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ GỢI Ý CÁCH TRẢ LỜI

100 CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ GỢI Ý CÁCH TRẢ LỜI
------------------------------
Câu 1: Giới thiệu về bản thân bạn
------------------------------
Gợi ý:
Để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi phỏng vấn xin việc phải làm thế nào?, đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng, ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.

Ngoài ra, để màn giới thiệu bản thân ấn tượng, ứng viên cần phải chú ý đến cách trình bày nội dung. Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:

- Họ và tên.
- Tóm tắt quá trình học tập và làm việc.
- Chuyên môn.
- Sở trường và sở thích.
- Tình trạng hôn nhân, thời gian dành cho công việc.

Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trong 2 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng. Tập trả lời những câu hỏi thường xuyên trước khi đi phỏng vấn để chúng trở thành một phản xạ tự nhiên của bạn. Một trong các câu hỏi phỏng vấn xin việc được sử dụng nhiều và cơ bản nhất là giới thiệu bản thân, do vậy hãy tập cách trả lời ấn tượng nhất, thu hút nhà tuyển dụng ngay từ đầu tiên.
------------------------------
Câu 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
------------------------------
Gợi ý
Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì. Bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại không liên quan thì kết quả bạn đã biết, hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do "Tôi muốn phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên môn với công việc này, tôi xác định đây là công việc yêu thích và sẽ gắn bó với tôi lâu dài."

Dựa vào câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ xác định được mục tiêu ứng viên đang hướng có phù hợp và có chung hướng đi với công ty hay không. Chính vì vậy, là một ứng viên thông minh bạn đừng đưa ra những mục tiêu nghề nghiệp quá xa với định hướng phát triển của công ty nhé, đừng sử dụng các câu trả lời là "tôi đang cần tiền", "tôi muốn có công việc",...
------------------------------
Câu 3: Các thành tích đã đạt được trong công việc?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây,những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện, từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.
------------------------------
Câu 4: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?
------------------------------
Gợi ý:
Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng, cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn. Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng

Trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Tuy nhiên, nên chú ý đến những gì bạn nói ra và những vì bạn viết trong các mẫu CV xin việc khi gửi cho nhà tuyển dụng. Đừng tạo ra sự khác nhau quá lớn giữa mục kinh nghiệm trong CV online và khi bạn trình bày thực tế.
------------------------------
Câu 5: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?
------------------------------
Gợi ý:
Áp lực có thể đến từ nhiều vấn đề, do công việc, từ vấn đề gia đình, xã hội, điều quan trọng là bạn cần có cách giải quyết nó. Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó. Nếu áp lực do công việc chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp, cách xử lý của bạn sẽ là tập trung và cố gắng hơn để đáp ứng được công việc, nhờ tới sợ trợ giúp của đồng nghiệp, bạn bè. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.
------------------------------
Câu 6: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy cho thấy bạn là người có cách làm việc khoa học, hiệu quả khi được hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết về cách bạn tổ chức và quản lý công việc, nhân sự như thế nào. Một nhân viên ưu tú luôn biết cách quản lý công việc của mình, thể hiện bằng cách lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ công việc. Nhà tuyển dụng dựa vào những câu trả lời của bạn để kiểm tra về năng lực làm việc, cách thức bạn xử lý công việc, đánh giá nó có phù hợp với công ty họ hay không, do đó bạn nên đưa ra một cách làm việc khoa học và hiệu quả, tốt nhất nên chuẩn bị câu trả lời ở nhà và luyện tập trả lời chúng.

Bạn có thể trả lời: "Tôi thích các công việc của mình được theo sát, qua các bản báo cáo, tôi thích làm việc theo kế hoạch vì nó giúp đạt hiệu quả cao hơn", "Luôn tập trung tối đa khi làm việc, đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu đạt ra", "Tôi thích ghi chép lại những gì mình học được, những kiến thức bổ ích, nó giúp tôi khá nhiều trong công việc".
------------------------------
Câu 7: Bạn mong muốn gì ở công ty?
------------------------------
Việc đặt ra câu hỏi này được coi là làm vừa lòng hai bên. Bên người thuê lao động nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình. Mục đích của người phỏng vấn và nhà tuyển dụng đó là nhà tuyển dụng muốn tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty.

Chính vì vậy, hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động
------------------------------
Câu 8: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
------------------------------
Gợi ý:
Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tưởng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương quá thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.

Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản... cho rõ ràng và cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.
------------------------------
Câu 9: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
------------------------------
Gợi ý:
Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.
------------------------------
Câu 10: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Hầu hết, công việc nào cũng có áp lực và khó khăn riêng, tuy nhiên việc tạo áp lực trong công việc không hẳn là xấu, đây có thể là động lực giúp hiệu quả công việc của nhân viên đạt kết quả cao hơn. Khi trả lời câu hỏi này cũng là một cách để giới thiệu bản thân khéo léo, bạn cần phản ứng thật nhanh để chọn cách trả lời hợp lý nhất.

Một số trường hợp nhà tuyển dụng lại hỏi ứng viên với câu hỏi: những lúc gặp áp lực thì cách vượt qua áp lực công việc của bạn làm gì? Đừng quá lo lắng, hãy thật thoải mái liệt kê một số hoạt động bạn thường làm để giảm stress như tập yoga, bơi lội, cafe với bạn bè hay xem một bộ phim nào đó... Thông qua câu trả lời này cũng có thể đánh giá bạn là một người làm việc khoa học đó.
------------------------------
Câu 11: Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới? 
------------------------------
Gợi ý:
Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
------------------------------
Câu 12: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?
------------------------------
Gợi ý:
Các câu hỏi phỏng vấn dạng này nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm của bạn so với gia đình là như thế nào,mức độ ưu tiên của bạn so với công việc, bạn nên biết là việc đi công tác là yêu cầu của công việc, giúp công ty hoàn thành các mục tiêu đặt ra, do đó khi được cử đi công tác các nhân viên phải thực hiện, trừ các trường hợp lý do có quan trọng nào đó bạn có thể xin miễn đi công tác, được chọn đi công tác cho thấy bạn đang có vai trò quan trọng, được công ty tín nhiệm.

Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty nên là câu trả lời cho câu hỏi trên, tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.
------------------------------
Câu 13: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
------------------------------
Gợi ý:
Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.

Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,...
------------------------------
Câu 14: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?
------------------------------
Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn dạng này là: Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Không nên chỉ trả lời "Vì tôi muốn có một công việc", có thể điều này sẽ gạch ngay tên bạn khỏi danh sách ứng viên tiềm năng, xem gợi ý cách trả lời dưới đây.

Một trong những cách tốt nhất để cho thấy rằng bạn là ứng viên thích hợp đó là: Đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương, thể hiện sự đam mê nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, thể hiện sự cầu tiến trong lĩnh vực bạn muốn chinh phục và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển. Có thể sử dụng cách trả lời "Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình"
.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.

Một nhà tuyển dụng thông minh sẽ không bao giờ từ chối một ứng viên đã có kinh nghiệm và muốn cống hiến hết mình với công ty, nhưng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hãy thể hiện sự thích thú và đam mê với vị trí này và mong muốn được cống hiến và hoàn thiện thêm bản thân, điều này cũng được nhiều công ty quan tâm. Vì vậy, nếu bạn may mắn tìm được một công ty có lý tưởng và tầm nhìn phù hợp với mình, thì hãy biết nắm bắt cơ hội khôn khéo làm nổi bật điểm mạnh của bản thân để khiến mình nổi bật hơn so với các đối thủ trong buổi phỏng vấn.
------------------------------
Câu 15: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất được các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích thử và đánh lừa ứng viên để kiểm tra sự thật thà và thông minh. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh của bạn là gì: Trước tiên bạn phải xác định được bạn mạnh nhất ở mảng nào. Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm 1 năm nhân viên kinh doanh thì điểm mạnh của bạn là có kĩ năng thuyết phục khách hàng, chịu được áp lực cao, nhanh nhẹn chủ động trong công việc... Hoặc bạn có thể đánh giá những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ....

Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc giới thiệu bản thân như khả năng làm việc nhóm hay độc lập, khả năng học hỏi, tập trung cho công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.

Còn với câu điểm yếu của bạn là gì? thì khoan trả lời vội, bạn nên có sự tính toán một chút đừng nói phô chương hết tất cả điểm yếu, ngược lại bạn hãy bình tĩnh và khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình là gì? Tuy nhiên, điểm yếu này bạn vẫn đang cố gắng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nên đưa ra một số điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc như: Tính cách nóng, thẳng tính nên dễ mất lòng, khả năng kìm nén cảm xúc thấp, một số điểm yếu mà bạn đang cố gắng khắc phục như khả năng báo cáo, văn bản, tiếng anh,...
Trong đời thường, không một ai là không có yếu điểm. Tuy nhiên, biết thừa nhận và sửa sai đó mới là điều đáng quý.
------------------------------
Câu 16: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
------------------------------
Gợi ý:
Không nên đưa ra thời gian nhất định để trả lời câu hỏi này, điều này sẽ làm các nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn gắn bó và phát triển lâu dài cùng công ty, khôn khéo đưa ra các câu trả lời làm rõ ý định muốn gắn bó lâu dài cùng công ty. Nên đưa ra các câu trả lời có ý như: "tôi muốn gắn bó lâu dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân" hay "trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty".
------------------------------
Câu 17: Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?
------------------------------
Gợi ý:
Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết trách nhiệm đối với công việc của bạn, đừng ngần ngại trả lời là bạn sẵn sàng tăng ca hay "mang việc về nhà", trong những trường hợp cần xử lý công việc gấp cho kịp tiến độ hay yêu cầu của khách hàng, các công ty cần sự hỗ trợ của nhân viên để giải quyết công việc bằng cách tăng ca hoặc thực hiện công việc tại nhà, điều này hết sức bình thường.

Bạn có thể trả lời: "Tôi thấy việc tăng ca là bình thường và hầu hết các công ty đều có, tăng ca giúp tiến độ công việc được đảm bảo, các hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng", "Nếu việc tăng ca giúp cho hoàn thành mục tiêu, tôi nghĩ việc tăng ca sẽ được các nhân viên đồng ý",...
------------------------------
Câu 18: Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?
------------------------------
Gợi ý:
Khả năng làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập đều quan trọng, các công ty sẽ mong muốn bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp tốt, bạn có thể trả lời là cách làm việc theo nhóm hay độc lập đều quan trọng, do đó để công việc hiệu quả cần có sự kết hợp cả hai.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tốt, khả năng phối hợp, trao đổi với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề, cho thấy bạn có khả năng tập trung cao độ, biết cách để tìm ra hướng xử lý công việc một mình.
------------------------------
Câu 19: Sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ làm gì?
------------------------------
Gợi ý:
Một số công ty đánh giá cao các nhân viên góp ý, xây dựng, sẵn sàng đưa ra ý kiến cá nhân về định hướng phát triển của công ty. Nếu sếp sai bạn sẽ làm gì??? Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc khá khó để trả lời. Trong trường hợp sếp sai, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.

Trong công ty thì sếp hay những người quản lý sẽ có những quyền quyết định về công việc và đương nhiên có thể sẽ có những sai sót, những nhân viên sẽ là người trực tiếp thực hiện theo kế hoạch, nếu bạn nhận thấy kế hoạch có vấn đề và cần thay đổi một vài chi tiết, hãy sẵn sàng đưa ra ý kiến đóng góp của mình và hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là người như thế, tích cực đóng góp, xây dựng vì mục tiêu chung.
------------------------------
Câu 20: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
------------------------------
Gợi ý:
Đừng để các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt với các câu hỏi phỏng vấn dạng này, một lời khuyên chân thành cho bạn đó là đừng bao giờ đưa ra những lý do khiến bạn nghỉ việc tại công ty cũ như: Nội quy quá khắt khe, xung đột với đồng nghiệp hay do bất bình với sếp. Với những câu trả lời như thế bạn có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe .

Vây phải làm thế nào? Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn này bằng những câu đại loại như: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp, bạn không được làm công việc như mong muốn (công việc bạn đang ứng tuyển), cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài. Các công ty sẽ thấy bạn là người thực sự đang muốn tìm một môi trường mới tốt hơn, do đó đừng quên đưa thêm lý do là: Qua tìm hiểu tôi được biết công ty có định hướng phát triển tốt, môi trường làm việc và các chế độ phù hợp với những gì tôi mong muốn.
------------------------------
Câu 21: Điều gì ở đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
------------------------------
Gợi ý:
Kể ra các điểm xấu của đồng nghiệp cũ là một sai lầm lớn của bạn, nó cho thấy bạn là người hay để ý và rất nhỏ nhen, có thể gây ảnh hưởng tới công ty họ sau này, cách trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi này là nên khôn khéo đưa ra các câu trả lời rằng bạn kết hợp khá ăn ý với các đồng nghiệp, cho thấy bạn là người hòa đồng có thể hợp tác với nhiều người khác nhau vì mục đích công việc.
------------------------------
Câu 22: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Một câu hỏi đánh vào tâm lý của bạn, đừng nên đưa ra các nhận xét tiêu cực về sếp cũ hay công ty cũ, dù có rất nhiều bất đồng quan điểm. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đổ lỗi hay đánh giá xấu sếp cũ, vì thế nên đừng bị mắc lừa. Hãy đưa ra những nhận xét tích cực về công ty hay sếp cũ, bạn cũng học hỏi được những bài học trong quá trình làm việc tại đây, rằng bạn đã được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều trong thời gian đầu và bạn vẫn giữ liên lạc với họ một cách tích cực.
------------------------------
Câu 23: Kể về một câu chuyện ấn tượng của chính bạn khiến bạn tự hào?
------------------------------
Gợi ý:
Có thể nói rằng đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc được các nhà tuyển dụng hỏi khá thường xuyên. Khi gặp câu hỏi này, bạn hãy thật thoải mái và nhớ lại một câu chuyện thật hay, khiến bạn tự hào, để lại trong bạn những ấn tượng sâu sắc nhất. Vậy bạn nên kể câu chuyện nào, như thế nào được coi là một câu chuyện hay và có ích? Chúng tôi khuyên bạn trong câu trả lời phỏng vấn của mình bạn nên kể về 1 dự án nào đó các bạn từng tham gia, bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình như thế nào, vai trò của bạn là gì, bạn mang lại những lợi ích gì cho công ty. Đồng thời bạn cần nêu rõ cảm xúc của mình, bạn tự hào như thế nào về nó và hãy nói rằng đó là một trải nghiệm vô cùng quý giá với bản thân bạn.
------------------------------
Câu 24: Ba từ để nói về bản thân bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Khá là khó cho bạn khi nhận được một câu hỏi phỏng vấn như thế này, nhưng không thể phủ nhận rằng câu hỏi này được các nhà tuyển dụng hỏi rất rất nhiều trong các buổi phỏng vấn, thậm chí là các buổi phỏng vấn câu lạc bộ.

Việc bạn cần làm ngay sau khi được hỏi câu hỏi này là tư duy nhanh về bản thân mình, yếu tố nào khiến bản thân mình trở lên nổi bật và mọi người khi nghĩ về mình sẽ nhớ đến điều tốt đẹp nào đầu tiên. Bạn hãy nhớ là luôn luôn trung thực trong câu trả lời của mình vì khi nghe các câu trả lời phỏng vấn tiếp theo của bạn nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn đang nói thật hay nói dối về bản thân.
------------------------------
Câu 25: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?
------------------------------
Gợi ý:
Nhìn chung thì mỗi môi trường làm việc đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực, chính vì vậy khi gặp câu hỏi này bạn không nên phủ định, nói môi trường làm việc nào đó là không tốt, vì qua đây nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn không có cái nhìn toàn diện, đa chiều.

Khi hỏi về môi trường làm việc, ý của nhà tuyển dụng muốn nói đến là môi trường làm việc độc lập hay theo nhóm, bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên mặt tích cực của cả hai môi trường, hai hình thức làm việc này và chọn ra môi trường phù hợp với mình hơn, nêu kèm lý do tại sao.

Ví dụ câu trả lời phỏng vấn như: “Tôi đã từng làm việc ở cả hai môi trường và tôi nhận thấy môi trường nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Theo tôi, lựa chọn môi trường làm việc nào thì tùy thuộc vào loại hình công việc, tính chất công việc. Có những dự án tôi cần phải làm việc một cách độc lập, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, làm chủ dự án, những lúc đó tôi cảm thấy mình hoạt động hết công suất và vận dụng hết khả năng của bản thân. Cũng có những dự án tôi làm việc theo nhóm vì tính chất công việc đòi hỏi các thành viên phải phối hợp với nhau, cùng nhau suy nghĩ và thực hiện”.
------------------------------
Câu 26: Lý do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên?
------------------------------
Gợi ý:
Các câu hỏi phỏng vấn kiểu này đòi hỏi bạn cần trả lời một cách hết sức khéo léo, bạn có thể nói rằng bạn chỉ nghỉ việc ngay trong tháng đầu nếu như công ty không làm đúng những gì mà công ty cam kết, hoặc công ty không nhận được những giá trị mà bạn đem lại, bạn không phù hợp với công ty,... Dù là lý do nào thì bạn cũng hãy cố gắng đưa ra câu trả lời phù hợp mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn của mình. Đừng đưa ra câu trả lời như mục tiêu nghề nghiệp của bạn thay đổi hay môi trường không phù hợp, quản lý khó tính,... Vì một khi bạn muốn vào làm việc thì bạn phải chắc chắn với quyết định của mình, hiểu được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, hiểu về môi trường, bạn không thể rời bỏ công ty chỉ vì lý do như vậy được.
------------------------------
Câu 27: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
------------------------------
Gợi ý:
Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v.
------------------------------
Câu 28: Điểm yếu của bạn là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn. Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng... Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
------------------------------
Câu 29: Điểm mạnh của bạn là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.
------------------------------
Câu 30: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
------------------------------
Gợi ý:
Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.
------------------------------
Câu 31: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
------------------------------
Gợi ý:
Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
------------------------------
Câu 32: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
------------------------------
Gợi ý:
Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân. nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
------------------------------
Câu 33: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại những câu nói đó.
------------------------------
Câu 34: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
------------------------------
Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
------------------------------
Câu 35: Nếu được nhận vào làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc?
------------------------------
Gợi ý:
Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Nêu những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
------------------------------
Câu 36: Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
------------------------------
Gợi ý:
Người phỏng vấn muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và có thể hiểu thêm về sở thích của bạn. “Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”.
------------------------------
Câu 37: Anh/chị có thể làm được gì cho chúng tôi?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm, kỹ năng và cá tính. “Tôi có được sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ năng giao tiếp khá tốt của tôi.
------------------------------
Câu 38: Ba điểm tích cực mà người chủ nói về bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Đây là cách tuyệt vời để thể hiện ưu điểm của mình thông qua lời của người khác. “ sếp tôi từng nói tôi là người chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng động, hài hước của tôi”
------------------------------
Câu 39: Thành tích lớn nhất trong công việc của anh/chị là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Nếu đó là sự thành công thể hiện qua những con số thì trả lời dễ dàng. Nhưng nếu bạn chỉ là một nhân viên thì không nên thổi phồng những cống hiến của mình cho công việc cũ. Bạn có thể trả lời “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra”.
------------------------------
Câu 40: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
------------------------------
Câu hỏi này NTD muốn biết bạn có thực sự tìm hiểu nghiêm túc về công ty; công việc dự tuyển cũng như một lần nữa muốn các bạn tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với vị trí này.

Gợi ý:
Khuyến khích: Trả lời ngắn gọn về lịch sử hình thành, phát triển của công ty; và kể được một số sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu của cty. Phải tìm hiểu thật kỹ về công ty, công việc dự tuyển; có thể lên website công ty, các diễn đàn, hỏi bạn bè, anh, chị;.. .và quan trọng là bạn phải tranh thủ một lần nữa thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kiến thức; kỹ năng/kinh nghiệm của bạn phù hợp với những yêu cầu của vị trí dự tuyển. Có thể chia sẻ với NTD là bạn thích lĩnh vực hoạt động; sản phẩm/dịch vụ của cty nên mong muốn được góp phần phát triển. (Phải là bạn thích thật sự nhé).

Hãy khẳng định với NTD rằng công việc đang dự tuyển là một bước quan trọng trong con đường phát triển nghề nghiệp của mình.

Nên tránh: Thông thường UV hay trả lời lý do mình chọn cty vì là công ty lớn có danh tiếng, chế độ; chính sách phúc lợi tốt;...NTD sẽ không đánh giá cao UV trả lời theo hướng này. Một điều tối kỵ khi trả lời câu hỏi này là nêu sản phẩm/dịch vụ của công ty đối thủ thành sản phẩm/dịch vụ của công ty mình đang ứng tuyển; hoặc nêu sai tên công ty, tên sản phẩm, dịch vụ của công ty.
------------------------------
Câu 41: Bạn biết gì về công việc ứng tuyển?
------------------------------
Câu hỏi này NTD muốn biết bạn đã có chủ động tìm hiểu về công việc dự tuyển chưa. Khẳng định thêm lần nữa việc chủ động tìm hiểu thông tin về tính chất công việc; sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng,.. .của công ty, công việc dự tuyển là hết sức quan trọng khi đi phỏng vấn.

Gợi ý:
Khuyến khích trả lời: Nêu được các ý chính trong bản mô tả công việc mà NTD đã gửi cho mình; nêu được sản phẩm, dịch vụ, quy mô, đối tượng khách hàng mà mình sẽ phục vụ ở vị trí công việc này. Những thông tin này bạn có thể thấy trong bản CV hoặc tìm trên mạng; tuy nhiên tốt nhất là tìm hiểu trước với Nhân viên Tuyển dụng - người đã liên hệ mời bạn ứng tuyển/phỏng vấn. Bạn có thể chủ động xin thông tin liên hệ của Nhân viên TD (Chat/Mobile phone) để sau khi tìm hiểu; nếu chưa rõ thì liên hệ hỏi kỹ trước khi đi phỏng vấn. Hạn chế dùng email trong trường hợp này; vì thường email sẽ khó diễn tả được hết tính chất công việc; và tâm lý NTD cũng ngại trả lời email (vì có rất nhiều email phải phản hồi, viết thường phải trau chuốt hơn là nói/chat).

Bạn nhớ chuẩn bị thêm một số câu hỏi để tìm hiểu sâu về công việc trước khi đi phỏng vấn.
Nên tránh: Đi phỏng vấn mà chưa tìm hiểu gì về công việc, công ty. Công ty đang tuyển vị trí làm cho sản phẩm/dịch vụ A nhưng bạn lại nói ứng tuyển để làm cho sản phẩm/dịch vụ B.
------------------------------
Câu 42: Mong đợi của bạn khi ứng tuyển vị trí này?
------------------------------
Thông thường UV rất ít có sự chuẩn bị tốt cho câu hỏi này; nhưng NTD rất thường xuyên hỏi để đánh giá xem những mong đợi của bạn liệu công việc họ đang cần tuyển có đáp ứng được; và cũng thông qua câu hỏi nay NTD sẽ đánh giá bạn có thực sự “biết người biết ta”

Gợi ý:
Khuyến khích trả lời: Nêu thật cụ thể khoảng 2- 3 mong đợi thực tế của bạn xoay quanh các vấn đề về tính chất công việc mong muốn được làm; cơ hội để vận dụng những kiến thức; kỹ năng/kinh nghiệm đang có vào công việc hoặc có thể nói rõ mong đợi về việc cải thiện thu nhập. Vừa nêu mong đợi của bạn nhưng cũng là cơ hội để khẳng định thêm lần nữa về sự phù hợp; về khả năng đóng góp của bạn cho công ty nếu được cộng tác.

Nên tránh: trả lời theo kiểu em chẳng có mong đợi gì cả; vì như thế NTD sẽ đánh giá bạn không có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn trình bày những mong đợi quá cao siêu; nên xem xét kỹ khả năng của bản thân. Có tham vọng trong nghề nghiệp là tốt; nhưng NTD rất không thích những ứng viên chém gió hay bị ảo tưởng sức mạnh.
------------------------------
Câu 43: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.
------------------------------
Câu 44: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.
------------------------------
Câu 45: Triết lý trong công việc của bạn là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Tuy câu hỏi có vẻ “cao siêu”, nhưng hãy trả lời ở mức độ đơn giản nhất. Hãy nói tới những giá trị công việc mà bạn hướng tới, đồng thời gắn nó với tập thể, với công ty.
------------------------------
Câu 46: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.
------------------------------
Câu 47: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
------------------------------
Gợi ý:
Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định hay thậm chí vùng miền, tuy nhiên khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có yếu tố đó không thì không nên nói ra. Thay vào đó hãy trả lời rằng khó chịu hay không do cách mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và cho dù khó chịu thì bạn cũng vẫn phải làm việc và giải quyết công việc ổn thỏa.
------------------------------
Câu 48: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải qua.
------------------------------
Câu 49: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
------------------------------
Gợi ý:
Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty.
------------------------------
Câu 50: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
------------------------------
Câu 51: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)
------------------------------
Câu 52: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
------------------------------
Gợi ý:
Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”... thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi.
------------------------------
Câu 53: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
------------------------------
Gợi ý:
Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”
------------------------------
Câu 54: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
------------------------------
Gợi ý:
Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
------------------------------
Câu 55: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc.
------------------------------
Câu 56: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết vươn lên và có động lực tốt.
------------------------------
Câu 57: Bạn đã học được điều gì từ những sai lầm trong công việc?
------------------------------
Gợi ý:
Không nhất thiết phải giấu giếm quá nhiều, nhưng cũng đừng dại mà mô tả quá nhiều sai lầm. Thay vào đó hãy nêu một vài sai lầm do thiếu kinh nghiệm và những bài học cũng như cách bạn khắc phục hiệu quả.
------------------------------
Câu 58: Nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trí này? 
------------------------------
Gợi ý:
Rất khó để bạn có thể đoán được ý định của nhà tuyển dụng bởi bạn không phải là họ, hơn nữa đây là công việc bạn đang nộp đơn và mục tiêu bạn cần làm là cho họ thấy “Bạn là người phù hợp”. Vậy hãy nhớ kỹ những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã đặt ra, kết hợp với các điểm mạnh hoặc kỹ năng phù hợp của bạn, qua đó đưa ra những câu trả lời có tính gợi ý cho chính họ.
------------------------------
Câu 59: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
------------------------------
Câu 60: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
------------------------------
Câu hỏi 61: Bạn nghĩ gì về công ty bạn vừa nghỉ việc? 
------------------------------
Cách xử lý: Nên tránh những nhận xét tiêu cực, thay vào đó hãy nói về những điều bạn đã học hỏi được từ công việc trước đó. Cũng không nên đi sâu quá vào những bí mật kinh doanh của công ty cũ của bạn.
------------------------------
Câu 62: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
------------------------------
Gợi ý:
Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B.
------------------------------
Câu 63: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.
------------------------------
Câu 64: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
------------------------------
Gợi ý:
Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi người.
------------------------------
Câu 65: Nếu phải làm thêm giờ, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
------------------------------
Gợi ý:
Các ứng viên thường tỏ ra yếu mềm trước những câu hỏi này mà đưa ra những câu trả lời đầy nhiệt huyết, phấn đấu hết mình như “Tôi sẵn sàng”. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn. Họ đã cho bạn một cơ hội để thể hiện quyền lao động và quyền mưu cầu cân bằng cuộc sống - công việc đấy! Hãy tận dụng điều đó và thể hiện cho nhà tuyển dụng chính kiến của bạn bằng một vài cách trả lời sau:

“Tôi không bận tâm việc làm thêm giờ, miễn là nó không ảnh hưởng đến quá nhiều cuộc sống cá nhân của tôi”

“Nếu phải làm thêm giờ, tôi sẽ xem liệu việc đó có cấp thiết không trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình”

“Công ty có chính sách hỗ trợ cho việc làm thêm giờ không, cụ thể là như thế nào?” Câu 65: Bạn nhìn thấy mình trong 5 năm tới sẽ như thế nào?
------------------------------
Câu 66: Bạn hãy mô tả bản thân bằng một từ?
------------------------------
Gợi ý:
Với câu hỏi này, họ muốn biết về tính cách, độ tự tin trong việc nhận thức về bản thân và liệu phong cách làm việc của bạn có phù hợp với công việc này hay không.

Đây sẽ là một câu hỏi khó nhằn nếu được đưa ra ở ngay đầu cuộc phỏng vấn, vì ta chưa biết họ đang tìm kiếm tính cách gì ở ứng viên.

Hầu hết các nhà tuyển dụng ngày nay cần tìm những người chịu được áp lực, lạc quan, trung thực, đáng tin cậy và tận tụy. Đây là cơ hội để bạn mô tả những đặc tính tốt nhất của mình mà phù hợp với công việc.
------------------------------
Câu 67: Bạn thấy vị trí này thế nào khi so sánh với những vị trí khác mà bạn đang ứng tuyển?
------------------------------
Gợi ý:
Ý của nhà tuyển dụng là: "Bạn có đang ứng tuyển cho công việc nào khác không?" Người phỏng vấn muốn nghe bạn nói về các công ty khác hoặc các vị trí bạn quan tâm.

Đừng nói: "Đây là công việc duy nhất tôi ứng tuyển". Rất ít ứng viên chỉ xin việc ở một công ty - họ có thể cho rằng bạn đang không trung thực.

Nên nói: "Tôi cũng đang ứng tuyển ở một số nơi, tuy nhiên, tôi vẫn chưa quyết định đâu là nơi phù hợp nhất cho bước tiến sắp tới của mình."
------------------------------
Câu 68: Bạn hãy nêu ba điểm mạnh và ba điểm yếu của mình?
------------------------------
Gợi ý:
Mỗi công việc có đặc điểm khác nhau, nên hãy chọn những điểm mạnh phù hợp với vị trí này, và nêu một mặt tích cực khi nói về điểm yếu.

Ít nhất là hãy nói về những hành động tích cực bạn đã thực hiện để cố gắng làm giảm thiểu những yếu điểm của mình.

Điểm mạnh của bạn có thể sẽ không phù hợp với các kỹ năng và phong cách làm việc cần thiết cho công việc. Nên tốt nhất là chuẩn bị câu hỏi này trước, hoặc bạn sẽ có nguy cơ bị loại cao.
------------------------------
Câu 69: Điều bạn tự hào nhất trong sự nghiệp của mình là gì?
------------------------------
Gợi ý:
Họ muốn hiểu về thứ bạn đam mê, bạn cảm thấy mình giỏi ở mặt nào, và liệu bạn tự hào về công việc của mình không.

Đây là lúc nhà tuyển dụng sẽ xem xét khả năng ăn nói và truyền cảm hứng, cũng như năng lượng tích cực tới người khác của bạn.

Nhưng hãy lưu ý: Khi chia sẻ về thành công của mình, hãy nói thật súc tích. Khả năng thuyết trình có thể để dành sau khi bạn nhận được việc.
------------------------------
Câu 70: Bạn hợp và không hợp với kiểu sếp và đồng nghiệp nào nhất, tại sao?
------------------------------
Gợi ý:
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải thật bình tĩnh và tỉnh táo. Bạn sẽ bị xem là khó hợp tác khi thừa nhận mình không hợp làm việc với người khác.

Hãy bắt đầu với những điều tích cực và giảm bớt những câu chuyện tiêu cực. Đây không phải là lúc để kể về những thiếu sót cá nhân. Đây là cơ hội để nói về những đặc điểm mà bạn ngưỡng mộ ở người khác và thể hiện rằng mình đủ linh hoạt để làm việc với nhiều kiểu người.
------------------------------
Câu 71: Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc trở thành một doanh nhân chưa?
------------------------------
Gợi ý:
Trong hầu hết các trường hợp, câu hỏi này có nghĩa là liệu bạn có ý định bỏ việc và tự mở công ty riêng không. Đừng nói về mong muốn trở thành sếp của mình. Họ sẽ lo sợ rằng bạn vẫn hy vọng tự lập nghiệp và sẽ bỏ trốn.

Hãy nói bạn từng nghĩ đến việc kinh doanh hoặc từng làm việc độc lập, rằng bạn đã trải nghiệm hoặc suy nghĩ về nó, nhưng nó không phù hợp với bạn.

Bạn cũng có thể làm dịu đi nỗi sợ hãi của họ bằng cách giải thích chính xác tại sao công ty của họ lại hấp dẫn bạn.
------------------------------
Câu 72: Nếu được nhận vào bất kỳ công ty nào, đâu sẽ là sự lựa chọn của bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Tập trung vào công việc hiện tại, đừng để bị cuốn vào cuộc thảo luận và vô tình để lộ sự quan tâm đến một công ty nổi tiếng nào đó.

Nhà tuyển dụng muốn biết công ty họ có phải là lựa chọn hàng đầu của bạn không.
Nên đáp lại: "Trên thực tế, tôi đã nghiên cứu rất nhiều công ty, và công ty này có vẻ phù hợp với tôi. Thật thú vị vì công ty đang làm trong ngành., và tôi rất muốn đóng góp."
------------------------------
Câu 73: Tại sao bạn lại bị sa thải?
------------------------------
Gợi ý:
Họ muốn thấy sự tích cực, sẵn sàng trở lại làm việc với một thái độ tuyệt vời và sự tự tin của bạn chứ không phải sự chống chế hay giận dữ.

Bạn có thể thấy cay cú hoặc tức giận vì bị sa thải, và câu hỏi này có thể khiến bạn nói xấu về sếp cũ. Nhưng thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và nói về quyết định nghề nghiệp sau khi bị sa thải.
------------------------------
Câu 74: Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn kiếm được 5 triệu đô?
------------------------------
Gợi ý:
Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn vẫn sẽ làm việc ngay cả khi đã có tiền. Họ muốn nghe bạn sẽ tiếp tục làm việc vì bạn đam mê - và bạn sẽ có những quyết định tài chính thông minh. Phản hồi của bạn cho câu hỏi này cho thấy động cơ và đạo đức làm việc của bạn.
------------------------------
Câu 75: Bạn đã bao giờ bị yêu cầu làm việc không liêm chính bởi người giám sát hoặc đồng nghiệp chưa? Hãy kể cho chúng tôi nghe về nó.
------------------------------
Gợi ý:
Nhà tuyển dụng đang đánh giá đạo đức của bạn bằng cách hỏi bạn một tình huống tế nhị. Bạn có xử lí khôn khéo không? Có phản ứng dữ dội không? Quá trình suy nghĩ của bạn như thế nào?

Họ muốn biết bạn giải quyết những vấn đề nhạy cảm ra sao và cũng cảnh giác với những người nói xấu sếp cũ. Hãy trả lời rõ ràng, súc tích, và chuyên nghiệp, mà không tiết lộ bất kỳ hành động nội bộ nào của người sếp cũ.
------------------------------
Câu 76: Hãy cho chúng tôi biết lý do khiến ai đó không thích làm việc với bạn?
------------------------------
Gợi ý:
Nếu bạn nói: "Tôi không thể nghĩ ra lý do nào để mọi người không thích làm việc với mình," nó sẽ có ý xúc phạm người phỏng vấn khi bạn giảm tầm quan trọng của câu hỏi này.

Hãy nói rằng: "Tôi đã may mắn có được mối quan hệ tốt ở tất cả các công việc của mình".
Hay: "Lần duy nhất mà tôi không được lòng mọi người cho lắm - dù chỉ tạm thời thôi - là khi tôi phải thử thách nhân viên để họ làm việc tốt hơn. Đôi khi tôi cảm thấy chúng ta phải đưa ra những quyết định khó khăn vì lợi ích lớn hơn của công ty".
------------------------------
Câu 77: Bạn sắp xếp thời gian để tới buổi phỏng vấn này thế nào? Sếp của bạn sẽ nghĩ bạn đang ở đâu?
------------------------------
Gợi ý:
Họ muốn tìm hiểu các ưu tiên của bạn: công việc hiện tại trước, buổi phỏng vấn sau; bạn có coi trọng công việc tại công ty nếu bạn làm cho công ty họ trong tương lai.

Họ cũng muốn biết bạn xử lý những tình huống khó xử như thế nào khi bạn không thể thành thật với sếp. Câu trả lời hay nhất là: bạn đến buổi phỏng vấn trong giờ nghỉ giải lao; giải thích rằng bạn luôn đặt công việc của mình lên đầu, và đến phỏng vấn trước hoặc sau giờ làm việc, vào giờ ăn trưa, vào cuối tuần, hay trong thời gian nghỉ cá nhân.
------------------------------
Câu 78: Đã có khi nào bạn không đồng ý với chính sách của công ty chưa?
------------------------------
Gợi ý:
Thật khó tin khi bạn nói "tôi chưa bao giờ không đồng ý với chính sách của công ty."
Trong khi các công ty muốn các nhà lãnh đạo và nhân viên làm theo các quy tắc, họ cũng muốn sẽ có người phản ánh những chính sách lạc hậu, can đảm chống lại và đề xuất thay đổi.

Hãy nói lên ý tưởng của bạn về việc thay đổi chính sách là có lợi cho công ty.
------------------------------
Câu 79. Hãy kể về một số thất bại của bạn 
------------------------------
Gợi ý:
Cuộc sống không ai hoàn hảo và nhà tuyển dụng cũng biết được điều đó và họ không mong là bạn sẽ hoàn hảo về mọi mặt. Nhưng khi hỏi câu này thì nhà tuyển dụng muốn biết.

• Bạn có phải là người biết rút ra bài học sau thất bại hay không.
• Bạn có đủ nhận thức về thất bại và điểm yếu của bản thân mình hay không
• Bạn có phải là người dám chấp nhận rủi ro ?
• Cuối cùng là họ muốn biết quan điểm của bạn về thành công ra sao.

Tuy nhiên đa phần ứng viên khi được hỏi câu hỏi này đều cảm thấy sợ hãi và né tránh câu trả lời. Thay vì né tránh bạn hoàn toàn có thể làm nổi bật mình và ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra câu trả lời khôn ngoan.
------------------------------
Câu 79: Bạn xử lý thế nào khi công việc phải thay đổi vào phút chót 
------------------------------
Gợi ý:
Đây là một câu hỏi mẹo nhằm đánh giá xem ứng viên có linh hoạt và có khả năng ứng phó nhanh chóng hay không. Vì vậy, thay vì trả lời bạn hãy khéo léo đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: “Tại sao phải thay đổi và lý do thay đổi vào phút chót có thực sự cần thiết hay không”
------------------------------
Câu 80: Điều gì khiến bạn hăng say trong công việc?
------------------------------
Gợi ý:
Đối với câu hỏi này bạn nên trả lời thật lòng nhất có thể, bởi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn như thế này thì tin chắc rằng bạn đã ghi điểm ở những câu trả lời trước đó và họ muốn lắng nghe bạn nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi trả lời hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Điều này sẽ giúp bạn gây thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng.
------------------------------
Câu 81: Giới hạn của Anh/Chị?
------------------------------
Gợi ý:
Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó.

Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
------------------------------
Câu 81: Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
------------------------------
Gợi ý:
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".
------------------------------
Câu 82: Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
------------------------------
Gợi ý:
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
------------------------------
Câu 83: Phong cách quản lý của Anh/Chị?
------------------------------
Gợi ý:
Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng mềm bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tùy theo tình huống.
------------------------------
Câu 84: Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết.
------------------------------
Gợi ý:
Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên? "Các kỹ năng mềm, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.
------------------------------
Câu 85: Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
------------------------------
Gợi ý:
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải". Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn xin việc không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
------------------------------
Câu 86: Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?
------------------------------
Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).
------------------------------
Câu 87: Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
------------------------------
Câu 88: Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?
------------------------------
Gợi ý:
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.
------------------------------
Câu 89: Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?
------------------------------
Gợi ý:
Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.
------------------------------
Câu 90: Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?
------------------------------
Gợi ý:
Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phục vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
------------------------------
Câu 91 : Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
------------------------------
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
------------------------------
Câu 92: Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?
------------------------------
Gợi ý:
Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
------------------------------
Câu 93: Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
------------------------------
Câu 94: Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?
------------------------------
Gợi ý:
Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.
------------------------------
Câu 95: Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?
------------------------------
Gợi ý:
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
------------------------------
Câu 96: Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy trả lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi phỏng vấn việc làm này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lể về các tiêu cực.
------------------------------
Câu 97: Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?
------------------------------
Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyệt vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!
------------------------------
Câu 98: Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua. 
------------------------------
Gợi ý:
Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
------------------------------
Câu 99: Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi
gì?
------------------------------
Gợi ý:
Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhân viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
------------------------------
Câu 100: Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?
------------------------------
Gợi ý:
"Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm").
------------------------------
Câu 101: Anh/Chị thường đọc gì?
------------------------------
Gợi ý:
Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
------------------------------
Câu 102: Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?
------------------------------
Gợi ý:

Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
------------------------------
Câu 103: Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?
------------------------------
Gợi ý:
Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
#quantriexcel #kynangmoi

No comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.

Chuyển khoản: Người nhận: Nguyen Huu Cuong Số tài khoản: 0541000172196 Ngân hàng: Vietcombank

List nội dung

CÁC KHÓA HỌC ONLINE FREE 0Đ

Featured

Labels

After Effects Amazon free ebooks Ảnh đẹp Cheat sheets Code lập trình Công Nghệ Thông Tin Danh ngôn cuộc sống Ebook miễn phí English Excel and VBA ebooks File mẫu Form mẫu Game Học kỹ năng online trên kênh Youtube Học tiếng Anh qua hình ảnh Học tin học online IoT skills Khóa học Etabs Khóa học Hacker Khóa học online phát triển kỹ năng miễn phí Khóa học Udemy miễn phí Kiếm hiệp - Tiên hiệp Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng Slideshow Kỹ năng làm vợ Kỹ năng .Net Core Và React Kỹ năng .NET Full-Stack Kỹ năng 3DSMax Kỹ năng Access Kỹ năng Active Directory Automation Using Python Kỹ năng Add in Excel Kỹ năng Adobe Indesign CC Kỹ năng Adobe Lightroom Kỹ năng Adobe Muse Kỹ năng Adobe Photoshop CC Kỹ năng Adobe Premiere Kỹ năng Adobe xD Design Kỹ năng Advance Web Hacking Kỹ năng AFFILIATE MARKETING Kỹ năng AI Kỹ năng AI ChatGPT Kỹ năng AJAX Kỹ năng âm nhạc Kỹ năng ẩm thực Kỹ năng AngularJS Kỹ năng Angularjs Routing Kỹ năng ảnh Kỹ năng Animate Cc Kỹ năng ảo thuật Kỹ năng APK App Kỹ năng App.net Kỹ năng Aray Kỹ năng Arduino Kỹ năng ASP.NET Core MVC Kỹ năng ASP.NET MVC Kỹ năng AUDIOJUNGLE Kỹ năng AutoCAD Kỹ năng AWS Cloud Security Kỹ năng Azure Kỹ năng Backend Kỹ năng bán hàng Kỹ năng bán hàng qua điện thoại Kỹ năng bảo hiểm Kỹ năng bảo mật mạng Kỹ năng bất động sản Kỹ năng Beatboxer Kỹ năng biên tập Video Kỹ năng Big Data Kỹ năng Bigdata Kỹ năng BIM Kỹ năng Blender Kỹ năng Blogchain Kỹ năng Body Shape Editing Kỹ năng Bootstrap Kỹ năng C++ Kỹ năng cắm hoa Kỹ năng Camera Row Kỹ năng cấu trúc dữ liệu và giải thuật Kỹ năng CCIE Security Kỹ năng CCNA Kỹ năng CCNP TSHOOT Kỹ năng CCS Kỹ năng CEO Kỹ năng chăm sóc khách hàng Kỹ năng Chatbot Messenger Kỹ năng cho bà bầu Kỹ năng chữa cận thị Kỹ năng chữa ung thư Kỹ năng chứng khoán Kỹ năng Cinema 4D Kỹ năng Cisco CCNP Switch Kỹ năng Clickbank Kỹ năng Client Troubleshooting Tool Kỹ năng Code Web Kỹ năng CompTIA Security Kỹ năng công nghệ thông tin Kỹ năng công nghiệp 4.0 Kỹ năng công sở Kỹ năng công việc Kỹ năng CorelDraw Kỹ năng Cryptocurrency Kỹ năng CSDL Kỹ năng đàm phán thương lượng Kỹ năng đánh đàn Guita Kỹ năng đánh đàn Organ Kỹ năng đánh dàn Piano Kỹ năng Dart Kỹ năng Data Analysis Kỹ năng data Science Kỹ năng Data Visualization Kỹ năng đầu tư Kỹ năng dạy học cho con Kỹ năng Deel Learning Kỹ năng DEOVT Kỹ năng đi làm Kỹ năng điện Kỹ năng diễn họa Kỹ năng điện toán đám mây Kỹ năng điện tử cơ bản Kỹ năng Django Kỹ năng đồ án luận văn Kỹ năng đồ họa Kỹ năng đọc sách Kỹ năng đọc tiếng Anh Kỹ năng Docker Kỹ năng Dreamweaver Kỹ năng Drupal Kỹ năng du lịch Kỹ năng dược lý Kỹ năng Ecotec Kỹ năng Edumall miễn phí Kỹ năng ELEMENT 3D Kỹ năng email Kỹ năng Entity Framework Code First Kỹ năng Excel Kỹ năng Express Kỹ năng Fanpage Kỹ năng FEDU MIỄN PHÍ Kỹ năng File mẫu Kỹ năng Firebase Kỹ năng Foody Kỹ năng Formit 360 Kỹ năng Freelance Kỹ năng FRONT-END MASTER Kỹ năng Frontend Kỹ năng Full-Stack .NET Developer Kỹ năng game Mobile Kỹ năng gây ấn tượng Kỹ năng giải tỏa stress Kỹ năng giải trí Kỹ năng giảm cân Kỹ năng giáo dục sớm cho trẻ Kỹ năng giáo dục trẻ Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng Git Kỹ năng GitHub Kỹ năng Golang Kỹ năng Google Analytics Kỹ năng Google Driver Kỹ năng Google Spreadsheet Kỹ năng GOOGLE WEBDESIGNER Kỹ năng Hacking Và Protecting Kỹ năng Hadoop Kỹ năng Hát Kỹ năng học tập Kỹ năng HTAccess Kỹ năng HTML Kỹ năng IELTS Kỹ năng Illustrator Kỹ năng IMOVIE Kỹ năng Infrawork 360 Kỹ năng Internet of Things Kỹ năng IoT Kỹ năng JAVA Kỹ năng Javascript Kỹ năng kế toán Kỹ năng khích lệ Kỹ năng khoa học tự nhiên Kỹ năng khóa học xem online Kỹ năng khởi nghiệp Kỹ năng kí ức tuổi thơ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Kỹ năng kiếm tiền online MMO Kỹ năng kiếm tiền số Kỹ năng kiếm tiền trên AMAZON Kỹ năng kiếm tiền với Facebook Kỹ năng kiếm tiền với Google Adsense Kỹ năng kinh doanh Kỹ năng kinh doanh online Ky năng kinh doanh trên Zalo Kỹ năng kinh tế quản lý Kỹ năng Kotlin Kỹ năng Kt.City Kỹ năng Kubenetes Kỹ năng kỹ xảo truyền thông Kỹ năng làm App điện thoại Kỹ năng làm bánh Kỹ năng làm cha mẹ Kỹ năng làm dâu Kỹ năng làm đẹp Kỹ năng làm giáo án Kỹ năng làm giàu Kỹ năng làm Logo Kỹ năng làm MC - Diễn giả Kỹ năng làm móng Nail Kỹ năng làm phim Kỹ năng làm phim hoạt hình Kỹ năng làm Sếp Kỹ năng làm tóc Kỹ năng làm việc Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng làm Web Site Kỹ năng Landing Page Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng lập trình Kỹ năng lập trình Android Kỹ năng lập trình C Kỹ năng lập trình C# Kỹ năng Lập Trình Frontend Kỹ năng lập trình Game Kỹ năng lập trình hướng đối tượng Typescript Kỹ năng lập trinh IOS Kỹ năng Lập Trình Php/MySQL-JQUERY Kỹ năng lập trình WEB Kỹ năng Lập Trình Webservice Cho Di Động Kỹ năng LARAVEL PHP FRAMEWORK Kỹ năng LARAVEL-PHP-FRAMEWORK Kỹ năng lịch sử Kỹ năng Lightroom Kỹ năng LinkQ Kỹ năng LINQ Kỹ năng Linux Kỹ năng Liquid Kỹ năng Liquify tool Kỹ năng Livetream Kỹ năng Logo Particular Kỹ năng Lumion 3D Kỹ năng Machine Learning Kỹ năng mạng Quốc tế CCNA Kỹ năng mang thai Kỹ năng Marketing Kỹ năng Matlab Kỹ năng máy tính Kỹ năng MAYA Kỹ năng MBTI Kỹ năng MCSE Kỹ năng mềm Kỹ năng MERN Fullstack Kỹ năng Microsoft Azure Administrator Kỹ năng Mind Map Kỹ năng MISA Kỹ năng mở quán Cafe KỸ năng Modern Angular Kỹ năng MongoDB Kỹ năng MOS Kỹ năng Motion Graphic Kỹ năng MySQL Kỹ năng nấu ăn Kỹ năng Naviswork Kỹ năng NEW HEADWAY Kỹ năng nghề nghiệp Kỹ năng nghe tiếng Anh Kỹ năng nghiệp vụ hành chính Kỹ năng ngoại ngữ Kỹ năng ngôn ngữ tư duy NLP Kỹ năng ngữ pháp tiếng Anh Kỹ năng nhạc điện tử Kỹ năng nhạc EDM Kỹ năng Nhật Bản Kỹ năng nhảy Zumba Kỹ năng nhiếp ảnh Kỹ năng NodeJS Kỹ năng nói tiếng Anh Kỹ năng nuôi dạy con cái Kỹ năng office Kỹ năng office ( tin học văn phòng ) Kỹ năng Office 365 Kỹ năng Open CV Kỹ năng Oracle DBA Kỹ năng Outlook Kỹ năng Pandas Kỹ năng Penetration Testing Kỹ năng pfSense Firewall Kỹ năng phản biện Kỹ năng phần mềm máy tính Kỹ năng phần mềm Web và Blog Kỹ năng Pháp Luật Kỹ năng phát âm Kỹ năng Phật giáo Kỹ năng phát triển bản thân Kỹ năng phong thủy kỹ năng phỏng vấn xin việc Kỹ năng Photoshop Kỹ năng PHP Full Stack Web Developer Kỹ năng PHP/Mysql Kỹ năng Polytechnic Kỹ năng Postman Kỹ năng Power BI Kỹ năng Powerpoint Kỹ năng Prezi Kỹ năng Project Kỹ năng Proshow Producer Kỹ năng Pupper Warp Kỹ năng Python Kỹ năng Python Và SQL Server Kỹ năng quản lý Kỹ năng quản lý dự án Kỹ năng quản trị dữ liệu Kỹ năng quản trị mạng Kỹ năng quảng cáo Kỹ năng quảng cáo bán hàng TikTok Kỹ năng quảng cáo Cốc Cốc Kỹ năng quảng cáo Facebook Kỹ năng quảng cáo Google Adword Kỹ năng quảng cáo Youtube Kỹ năng rao vặt Kỹ năng React & Redux Kỹ năng React Hooks Và GraphQL Kỹ năng React JS Kỹ năng React Native Kỹ năng React và GraphQL Kỹ năng Realtime Kỹ năng Resonsive Kỹ năng Rest Api Kỹ năng REVIT Kỹ năng Robot Structural Analysis Professional Kỹ năng Robotics Kỹ năng sách nói Kỹ năng sách nói mp3 Kỹ năng Sacla Kỹ năng SAP Kỹ năng SASS Kỹ năng Scratch Kỹ năng SELENIUM VÀ NODEJS Kỹ năng SEO Facebook Kỹ năng SEO Top Kỹ năng Server Core Kỹ năng Servlet – JSP Kỹ năng Single-Page Web App Kỹ năng sinh trắc vân tay Kỹ năng Sketchup Kỹ năng Smart Phone Kỹ năng sống Kỹ năng Spring Boot Kỹ năng SQL Kỹ năng startup Kỹ năng sư phạm Kỹ năng sửa chữa máy tính Kỹ năng sức khỏe Kỹ năng SWIFT Kỹ năng tài chính Kỹ năng tâm lý Kỹ năng tán gái Kỹ năng tạo động lực Kỹ năng Test Kỹ năng Testing (WEP/WPA/WPA2) Kỹ năng thành công Kỹ năng thành công; Kỹ năng học tập Kỹ năng The Complete Junior to Senior Web Developer Roadmap Kỹ năng thể dục thể thao Kỹ năng thi công Kỹ năng thị giác máy tính Kỹ năng thiền Kỹ năng thiết kế Kỹ năng thổi sáo trúc Kỹ năng thực hành Excel Kỹ năng thuê và cho thuê nhà Kỹ năng thương mại điện tử Kỹ năng thuyết phục Kỹ năng thuyết trình kỹ năng tiếng Anh Kỹ năng tiếng Anh cho người mới bắt đầu Kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành IT Kỹ năng tiếng Đức Kỹ năng tiếng Hàn Quốc Kỹ năng tiếng Nhật Kỹ năng tiếng Trung Quốc Kỹ năng tiếp thị liên kết Kỹ năng TikTok Kỹ năng tổ chức sự kiện Kỹ năng TOEIC Kỹ năng tổng hợp Kỹ năng Trainer Kỹ năng trang điểm Kỹ năng tri thức tổng hợp Kỹ năng Trung Quốc Kỹ năng truyện tranh Kỹ năng tư duy Kỹ năng tự vệ Kỹ năng tuyển dụng nhân sự Kỹ năng Typescript Kỹ năng Ubuntu Kỹ năng ứng xử Kỹ năng UNICA MIỄN PHÍ Kỹ năng Unity3D Kỹ năng Unreal Enigne Kỹ năng UX Design Fundamentals Kỹ năng UX/UI Kỹ năng văn hóa Kỹ năng văn phòng Kỹ năng VBA Excel Kỹ năng vẽ Kỹ năng viết ebooks Kỹ năng viết kịch bản Kỹ năng viết tiếng Anh Kỹ năng Viral Video Kỹ năng VMware Kỹ năng VMware vSphere Kỹ năng vợ chồng Kỹ năng võ thuật Kỹ năng với TS Lê Thẩm Dương Kỹ năng Vray Kỹ năng VUEjs Kỹ năng WCO Kỹ năng Website Kỹ năng Window Server Kỹ năng Word Kỹ năng WordPress Kỹ năng xây dựng Kỹ năng xem phim online Kỹ năng xin việc - viết CV Kỹ năng Yoga Kỹ năng Youtube Kỹ năng Zalo Kỹ năngAdobe After Effects Kỹ nawngghi chép Kỹ thuật số lập trình IT Link học tiếng Anh Link sức khỏe Oracle Và PostgreSQL Sách Luật Sách tâm linh Sách triết học Sách trinh thám Sách văn học Sách võ hiệp Skills ebooks Tài khoản khóa học free Tài Liệu các Kỹ năng Thủ thuật phần mềm Thủ thuật Word và Powerpoint Tin học - Phần mềm Tóm tắt sách hay Truyện thiền thư giãn Truyện thư giãn ngủ ngon Udemy free torrent link Ứng dụng hay cho điện thoại Ứng dụng hay tích hợp trên Web Web App Ninja WebAPI và AngularJS Webapi Và Entity Framework Code First z

Contact Form

Name

Email *

Message *

Translate

Phổ Biến

Pages

📲 App Quản Trị Excel cho Iphone và Android

↓ Quay lại ban đầu

Popular Posts

Pages