10 NGUYÊN TẮC XÃ GIAO CƠ BẢN CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Không biết bạn có phát hiện ra hay không, càng lớn, càng nhận biết nhiều điều, kinh nghiệm xã hội càng phong phú, thì khó khăn xã hội không những không giảm mà trái lại còn xuất hiện nhiều hơn với level cao hơn.
Dưới đây là 10 nguyên tắc xã giao quan trọng mà mọi người cần biết, mong rằng các bạn có thể áp dụng và thực hành nó trong cuộc sống:
1. Con người là sinh vật xã hội, nên trong xã hội cần cố gắng kiểm soát cảm xúc riêng, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực trong các mối quan hệ cá nhân
Dù là người có tính khí tốt đến đâu, hiền đến đâu đi nữa cũng không chịu nổi một người cộc cằn, hay nổi giận, hoặc lúc nào cũng buồn bã, tiêu cực, không vui.
Trong cuộc sống, mỗi người đều gặp phải những khó khăn không giống nhau, trong quá trình khắc phục, vượt qua, nên cố gắng duy trì bình tĩnh, kiểm soát những cảm xúc không mong muốn của bản thân, để tránh làm t.ổ.n th.ư.ơ.ng người khác.
2. Đôi lúc im lặng, không hồi âm chính là từ chối
Tôi có một đồng nghiệp, tuần trước cô ấy gửi tin nhắn khắp nơi hỏi vay tiền mua nhà. Trong đó có một người là bạn thân nhất của cô ấy lúc trước, nhưng chờ mãi vẫn không thấy người kia hồi âm.
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo: "Có lẽ do cô bạn kia đã từ chối việc cho vay tiền rồi”. Nhưng người bạn này không tin, cô ấy cho là người bạn kia vẫn chưa nhận được tin nhắn thôi. Vì chờ quá lâu nên cô ấy liền chủ động gọi điện mấy lần vẫn không có ai bắt máy. Đến hôm chủ nhật vừa rồi, khi gọi lại lần nữa, bạn cô ấy rốt cuộc cũng nghe máy, nhưng là để từ chối.
3. Đừng nên chuyện gì cũng kể cho người khác nghe, bạn kể là chuyện buồn, nhưng nghe vào tai họ lại là chuyện cười
Trưởng thành là thế nào? Là biết học cách khi nào cần sống cô đơn, học cách bảo vệ bí mật, bảo vệ chính mình. Lúc trước tôi từng có ý nghĩ rất ngây thơ, cho rằng thật thà, đối xử tốt với mọi người sẽ nhận được sự yêu mến của họ, sẽ có nhiều bạn bè tốt, thế nên chuyện gì tôi cũng thực lòng kể hết cho họ nghe. Nhưng thực tế lúc nào cũng khác với suy nghĩ nhiều lắm.
Ngay cả chính bản thân bạn còn không bảo vệ nổi bí mật của mình thì làm sao trách họ được. Đừng nên chuyện gì cũng thật lòng kể hết cho người khác nghe, đôi lúc bạn kể là chuyện buồn, nghe vào tai họ lại ra hàng ngàn phiên bản truyện cười.
4. Đừng hỏi những câu hỏi mà tự mình có thể tìm hiểu được hoặc mang tính cá nhân nhiều quá
Ông cha ta thường có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Tinh thần hiếu học muôn đời đáng quý và được nêu gương tốt.
Nhưng có vài chuyện, vài việc, vài câu hỏi, bạn không nên hỏi người khác. Ví dụ: Những câu hỏi lý thuyết mà ta có thể tra được trên google, những câu hỏi hết sức đơn giản và cơ bản, những câu hỏi mang tính đời tư cá nhân.
Vì nếu hỏi những câu như vậy, đối phương rất dễ nhận định bạn là loại người lười biếng, không tự thân vận động, không trân trọng thời gian người khác, tò mò, tọc mạch đời tư người khác,...
5. Không ai thích bị phê bình quá thẳng, nếu họ nói tôi không sao, tôi không để bụng, vậy họ đang nói dối thôi
Phê bình về vấn đề lương thưởng, công việc, gia đình, nhân phẩm, s.i.nh l.ý, IQ,... của người khác, chính là một trong những thứ dễ đả kích họ nhất.
Nếu không hiểu rõ về những gì họ làm, đừng nên mở miệng phê bình. Nếu hiểu rõ, hãy dùng từ nhẹ nhàng hơn, đừng lúc nào cũng phê bình thẳng thắn quá.
6. Chữ tín và sự thành thật luôn lấy làm đầu
Bạn có thể đề phòng, nhưng bạn không được nói dối, trong tình thân, tình yêu, tình bạn, hay trong công việc đều như nhau. Sự thành thật luôn là nền tảng để khiến đối phương có nhận xét và đánh giá tốt về nhân phẩm của bạn.
Không nên quá thành thật, nhưng cũng không nên quá mưu mô, xảy ra chuyện gì cũng dùng những câu nói dối để che đậy và đắp nặn hình tượng hoàn mỹ cho riêng mình.
7. Nhớ tên người khác là phép lịch sự tối thiểu, bởi vì nếu bạn không nhớ, họ sẽ cho rằng đối với bạn, họ không quan trọng
Không phải bất cứ ai bạn gặp qua cũng đều phải nhớ tên. Nhưng ít nhất trong công việc, tên đồng nghiệp làm chung, sếp của mình, sếp tổng, đối tác, bạn bè chơi chung,... bạn cần nên nhớ được tên của họ.
Có nhiều người nói rằng vì do tôi n.ã.o cá vàng nên không nhớ. Nhưng dù đó có là lý do chính đáng đi nữa, trong quan hệ giao tiếp, đối phương có thể sẽ cảm thấy bạn không xem trọng họ. Vì nếu xem trọng, dù không nhớ được, bạn ít nhất cũng phải ghi chú lại tên họ trong danh sách giao tiếp rồi chứ, đúng không?
8. Đã hẹn cần phải đúng giờ, dù trễ cũng nên nói thật cho họ biết
Hầu hết mọi người thường có thói quen thế này, hẹn bạn bè đi chơi, khi đến nơi thì có người còn chưa đến, gọi điện sang thì được bảo là đang trên đường, chỉ "5 phút nữa sẽ đến" thôi. Nhưng 5 phút đó thực tế lại biến thành hơn nửa tiếng.
Lúc đầu, có thể do bạn bận thật, nhưng quen dần theo thời gian, nó lại trở thành một thói quen: Thói quen đi muộn, thói quen nói dối thời gian.
Muốn đối phương tôn trọng bạn, trước hết bạn cần tôn trọng đối phương đã, bạn nghĩ đến trễ chút không sao, nhưng rồi một ngày đối phương chán nản với cảnh chờ đợi rồi, khi đó chỉ còn mình bạn thôi.
9. Hãy cảnh giác với những người "không có việc làm, cứ thích tìm bạn nói chuyện"
Rõ ràng đã lâu không nói chuyện, cũng không thân thiết gì, nhưng đột nhiên xuất hiện nhắn tin rồi trò chuyện với bạn mọi lúc.
Trường hợp này có hai loại: Một là thích bạn, hai là tìm bạn nhờ vả. Nhưng thông thường thì ở vế sau là nhiều.
Với loại tình huống này, không cần để ý quá nhiều đến thể diện, có thể giúp thì giúp, không giúp được thì từ chối.
Bạn cho rằng từ chối đối phương là quá đáng, sợ họ giận, có lỗi với họ. Ừm, ngược lại, ép chính mình đi làm chuyện không thích mới là có lỗi với bản thân đấy.
10. Được người khác khen không nên quá đắc ý, bị người khác chê không nên quá thất vọng
Theo đuổi sự hoàn mỹ là đúng, nhưng theo đuổi sự hoàn mỹ theo ánh mắt người khác thì hoàn toàn sai rồi. Cuộc sống này "chín người mười ý", bị người khác chê, không phải do bạn vô dụng, chỉ là do bạn làm chưa đủ tốt, hoặc do ánh mắt họ quá cao.
Thay vì truy cầu sự hài lòng của tất cả mọi người, chi bằng cố gắng làm tốt một chính mình hoàn hảo nhất, không quên tâm nguyện ban đầu, không đi vào con đường xấu xa, đen tối.
Theo Trí thức trẻ
No comments:
Post a Comment