11 TƯ DUY CỦA NGƯỜI LÀM CHỦ GIÚP BẠN NÂNG CẤP CUỘC ĐỜI
1. Có 3 con số cần quan tâm và xác định rõ
Có 3 con số bạn cần phải theo dõi nếu muốn mở rộng quy mô công ty:
- Số tiền mặt thu được (gọi là A)
- Số tiền thu từ nợ của khách hàng (gọi là A')
- Chi phí để sản xuất, phân phối và quản lý (gọi là
A + A' - B = Lợi nhuận
Đây là một phương trình đơn giản, nhưng là một trong những vấn đề trở ngại với nhiều doanh nhân. Họ có xu hướng chỉ tập trung vào A - tức số tiền mặt thu được. Do đó, bạn cần chấm dứt cách tư duy này và chuyển sự tập trung vào lợi nhuận.
2. Có 3 yếu tố cần tận dụng
Có 3 yếu tố mà các doanh nhân nên tận dụng:
- Thời gian (thuê ai đó và ủy nhiệm cho họ)
- Tiền bạc (chi tiền để làm giảm mức độ tác động của nhiều vấn đề)
- Năng lượng (sử dụng thời gian hoặc tiền bạc để không cần phải đích thân suy nghĩ hoặc hành động)
Khi được sử dụng đúng cách, những yếu tố này sẽ cho phép bạn làm việc hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được thời gian và năng lượng. Đây là một sự thay đổi tư duy lớn đối với các doanh nhân, nó sẽ giúp biến họ từ “doanh nhân 6 con số” sang “doanh nhân 7 con số” mà không phải gắng sức đến mức tự hủy hoại bản thân.
3. Có 3 loại tài sản luôn cần phát triển
Doanh nhân thường chỉ chú trọng việc theo đuổi tiền bạc, nhưng thực ra có đến 3 loại tài sản họ luôn cần phải phát triển, đó là: tài sản tài chính (lợi nhuận), các mối quan hệ (cả về mặt cá nhân lẫn công việc), và công chúng (không chỉ riêng khách hàng hiện tại, mà cả những khách hàng tiềm năng).
Một khi đã chú trọng đầu tư vào 3 loại tài sản này, bạn sẽ có thể vượt qua mọi sóng gió.
4. Xác định rõ yếu tố lợi nhuận và tỷ lệ tăng trưởng
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng bạn cần xác định được kiểu doanh nghiệp mà mình đang phát triển: doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm trung tâm và tăng trưởng chậm; hay là một doanh nghiệp lấy sự tăng trưởng làm trung tâm, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và không cần tạo ra thật nhiều lợi nhuận.
Đây là 2 kiểu doanh nghiệp khác nhau, đòi hỏi các cách tiếp cận và chiến lược khác nhau, và quan trọng hơn là các kiểu tư duy khác nhau.
5. Sự hoàn hảo sẽ đến khi bạn chấp nhận từ bỏ
Sự hoàn hảo không đến khi bạn bị ám ảnh bởi sự kiểm soát thái quá, nó chỉ đến khi bạn chịu chấp nhận từ bỏ. Sự cầu toàn và kiểm soát vi mô khiến bạn luôn loay hoay ở mức doanh thu 6 con số, chứ không thể giúp bạn đạt đến mức doanh thu 7 con số hoặc cao hơn nữa.
Bạn cần thay đổi cách tư duy này để trở thành người biết từ bỏ sự kiểm soát, và thay vào đó là trao quyền cho những người xung quanh để họ tạo ra những kết quả bạn mong muốn.
6. Bạn không thể được tất cả mọi người yêu quý
Không phải ai cũng sẽ yêu quý bạn.
Nếu bạn muốn mở rộng quy mô và xây dựng một “đế chế”, bạn cần phải tấn công vào 10% khách hàng tiềm năng của mình, và tấn công một cách sâu sắc đến mức 80% những người còn lại sẽ không quan tâm, và 10% cuối cùng là những người sẽ… ghét bạn.
Điều này có gì vui? Chắc chắn là không! Nhưng nếu bạn muốn tạo nên một sự khác biệt thực sự, bạn không thể cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.
7. Tiền bạc không phải là điều xấu xa
Tiền bạc có thể là một thứ gì đó đáng sợ, bất kể bạn có nó hay không. Nó có khả năng tăng mọi thứ lên cấp số nhân, nó biến một người không tốt trở nên tệ hơn, và ngược lại biến một người tốt trở nên tốt hơn.
Tiền bạc không giúp bạn trở nên tự do, nhưng việc có nó không có nghĩa là bạn sẽ trở thành một kẻ tự cao tự đại. Bạn tự lựa chọn mình là ai, dù có hay không có tiền?
8. Bạn không bao giờ trốn thoát khỏi các vấn đề
Mọi người nghĩ rằng họ sẽ chạy thoát khỏi các vấn đề khi họ đạt được các vị trí cao nhất, rằng họ sẽ đạt đến một đẳng cấp mới - nơi mà các vấn đề sẽ trở thành thứ gì đó thuộc về dĩ vãng.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Mỗi khi bạn tiến lên một nấc thang cao hơn, bạn sẽ nhìn thấy những vấn đề mới, thậm chí lớn hơn những vấn đề cũ. Bạn sẽ không bao giờ chạy thoát khỏi chúng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần có một cách tư duy giải quyết vấn đề để có thể quản lý bất cứ thứ gì với một cái đầu minh mẫn và logic.
9. Công việc hằng ngày của bạn là làm giảm thiểu rủi ro
Công việc của bạn là tính toán rủi ro và tạo ra những quá trình, những hệ thống để quản lý các rủi ro này, ở tất cả các lĩnh vực, như tổ chức, tài chính, tiếp thị, kinh doanh... Nhờ đó, bạn sẽ sẵn sàng cho bất kỳ tình huống hoặc trở ngại nào.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy, những doanh nhân giỏi nhất không phải luôn là người thông minh nhất hoặc tài năng nhất, họ là những người có khả năng giảm thiểu rủi ro tốt nhất.
10. Kinh doanh là một trò chơi dài hạn
Hãy suy nghĩ về những thứ sẽ xảy ra trong 12 tháng tới, bất kể bạn có ý định bán công ty hay không. Thực tế, những người thành công thường suy nghĩ đến tương lai tận… 5 năm tới.
Những doanh nhân thành công không “tư duy phản ứng”. Họ thường ở trong “chế độ” tư duy chiến lược mỗi ngày.
11. Công việc của bạn không phải là làm, mà là suy nghĩ
Giai đoạn bạn phải dành hầu hết thời gian để làm thứ gì đó đã qua rồi. Công việc của bạn – một “doanh nhân 7 con số” – là suy nghĩ, chứ không phải là làm.
Sự thật là, bạn cần trở thành một người làm rất ít việc, nhờ đó bạn có thể trao quyền cho những người xung quanh mình (đội ngũ, khách hàng, đồng nghiệp…) theo một cách mà không ai có thể làm được.
Bạn sẽ không thể làm được điều này nếu bạn vẫn đang là một người phải đích thân thực hiện mọi thứ. Hãy trở thành người thúc đẩy công việc kinh doanh đi lên, chứ không phải là bị mắc kẹt vào nó.
Doanh nhân Sài Gòn
No comments:
Post a Comment