6 TƯ DUY SAI LỆCH KHIẾN CUỘC ĐỜI BẠN “MÃI NGHÈO”
1. Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc
Ai cũng biết rằng thời gian rất quý giá, đã trôi đi là không thể lấy lại được. Thế nhưng, vẫn có những người dành cả nửa tiếng đồng hồ chỉ để mặc cả một mớ rau, hay dùng cả buổi tối cho việc săn mã giảm giá vài chục ngàn. Đây chính là tư duy của những người “mãi nghèo”.
Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Họ thường dành thời gian để học hỏi, xây dựng mối quan hệ và làm những việc đem lại lợi ích cho bản thân.
Bạn nên nhớ rằng, tiền hết có thể kiếm nhưng thời gian trôi qua chẳng thể lấy lại. Thời gian đáng giá ngàn vàng, vì vậy hãy trân trọng và sử dụng thời gian một cách hợp lý hơn.
2. Lười nhác
Lười nhác ở đây không chỉ nói đến lười vận động, mà còn ám chỉ lười tư duy, lười đổi mới và lười tham vọng.
Ví dụ tiêu biểu cho lối tư duy này thường thấy ở những người làm một công việc thu nhập thấp chỉ đủ ăn tiêu nhưng lại lười đổi mới và đành chấp nhận với cuộc sống hiện tại. Những người như vậy không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.
Người giàu với số tiền lớn và thời gian ít ỏi, họ vẫn luôn không ngừng thay đổi, không ngừng tham vọng để hướng đến một tương lai tốt hơn.
3. Trì hoãn
Người nghèo đều có chung một căn bệnh mang tên “bệnh trì hoãn”. Từ nhỏ, chúng ta đều biết rằng, việc của ngày hôm nay thì hôm nay phải hoàn thành. Nhưng tháng ngày qua đi, mọi người dần lãng quên và gạt bỏ thói quen tốt ấy. Thay vào đó là suy nghĩ “chờ đợi” nhưng cơ hội thì chẳng bao giờ chờ đợi ta cả. Vì vậy, nếu như trong bạn vẫn tồn tại tư duy “trì hoãn” thì sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội.
4. Sống hoang phí
Nhiều người dù làm việc và kiếm được không ít tiền, nhưng luôn trong trạng thái "rỗng túi" bởi tư tưởng sống tận hưởng, mù quáng theo đuổi những điều phù phiếm, phong trào. Họ làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, thậm chí còn vay mượn để chạy theo lối sống này. Tất cả các yếu tố cộng lại, khiến họ vẫn mãi tay trắng.
Tỷ phú Warren Buffett đã nói: “Nếu bạn mua những thứ mình không cần, bạn sẽ nhanh chóng phải bán những thứ bạn cần”.
Nói như vậy không có nghĩa là hầu hết người giàu đều sống trong những căn nhà nhỏ không điện nước và chỉ có mỗi một chiếc ghế, chỉ là họ không sống quá xa xỉ.
Một mẹo nhỏ có thể giúp ích cho thói quen sống tiết kiệm của bạn là: Khi bạn phân vân có nên mua một món đồ không quá cần thiết thì hãy chọn việc không mua nó.
5. Luôn suy nghĩ tiêu cực
Như Jack Ma đã nói, vị khách khó chiều lòng nhất chính là người nghèo. Cho họ thứ gì đó miễn phí thì họ nghĩ đó là cái bẫy. Bảo họ vụ làm ăn này nhỏ nên không cần nhiều vốn khởi nghiệp, rồi họ sẽ chép miệng chẳng kiếm được mấy hào. Bảo họ thế thì “làm quả lớn” đi, họ sẽ than vãn không có tiền,…
Trong bất cứ vấn đề gì, họ đều tư duy theo cách tiêu cực nhất: Sợ thất bại, sợ từ chối, sợ bị xem thường… Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ mãi không thể tiến bộ.
Với người giàu, khi gặp bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu họ đều tin rằng bản thân sẽ làm được, đồng thời nghĩ cách giải quyết vấn đề.
6. Không dám bước khỏi “vùng an toàn”
Sống trong vùng an toàn giúp bạn luôn cảm thấy mình luôn luôn nắm được sự kiểm soát trong bất cứ tình huống nào. khi đó, bạn sẽ thực hiện mọi quy trình, những việc làm lặp đi lặp lại hàng ngày mà không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Tuy nhiên, đây lại là một trong những tư duy khiến bạn “mãi nghèo”.
Linda, một nhân viên kinh doanh vừa được trao cơ hội thuyết trình trước hơn 500 người về dự án mới của bản thân. Thế nhưng, cô là một người hướng nội và cũng chưa từng luyện khả năng thuyết trình trước đám đông. Linda đã trao nhường phần thuyết trình cho đồng nghiệp và trực tiếp bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời.
Như bạn có thể thấy, không phải sống trong vùng an toàn luôn luôn tốt. Nếu là một người trẻ tuổi, hãy tự tin bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ thấy nó không khó như bạn nghĩ đâu.
#kynangmoi
No comments:
Post a Comment